Sáu năm qua,đưaphụnữxaxứvềquhươnhân đinh bong đa hôm nay anh Dũng đã giúp hàng chục phụ nữ trở lại quê hương một lần, và giúp kết nối nhiều gia đình có người thân bị bán sang Trung Quốc được biết tin tức của người thân. Cuộc trùng phùng của người phụ nữ bị lừa bán hơn 30 năm với người thân và 2 người con gái - Ảnh: L.ANH Ở tuổi 31, anh Nguyễn Văn Dũng ở Hải Phòng đã phải sống xa mẹ 25 năm vì mẹ Dũng bị lừa bán sang Trung Quốc. May mắn họ còn được gặp lại nhau, và vì thế Dũng đã tìm cách giúp những người phụ nữ lưu lạc khác tìm về quê hương. Quyết tâm tìm mẹ Dũng nhớ ngày xa mẹ là năm 1993. Anh đi học mẫu giáo về không thấy mẹ, người nhà cũng không biết mẹ đi đâu, rồi mãi sau người ta mới biết mẹ và chị gái Dũng bị bán đi Trung Quốc cùng một người trong làng. Mẹ con vẫn bặt tin nhau. "Từ năm 1993 đến 1999, gia đình tôi không hề có tin tức gì của mẹ và chị. Năm 1999 mẹ tôi về Việt Nam lần đầu tiên. Bà gầy và đen, không giống mẹ trong trí nhớ của tôi" - Dũng nhớ lại. Những năm xa quê, mẹ Dũng có thêm con ở Trung Quốc, nên về Việt Nam rồi lại phải đi. Năm 2005 học xong lớp 12, Dũng bắt đầu hành trình tìm mẹ. Đầu tiên là để dành tiền, rồi tìm đường, nhưng nhiều lần tìm vẫn chưa thấy. Mãi đến năm 2008 Dũng đã có "bảo bối" là một số điện thoại cố định của người sống cùng làng với mẹ ở Quảng Đông, Trung Quốc. Dũng đem theo hơn 300.000 đồng rời Hải Phòng đi Móng Cái, rồi sang đến Đông Hưng (Trung Quốc). Ở Đông Hưng, Dũng gọi được điện thoại cho mẹ. Cuộc gặp gỡ mừng mừng tủi tủi, mẹ Dũng trông còn thảm hơn trí nhớ của Dũng trong cuộc gặp gần 10 năm trước. Bà rất già, gầy và đen. Cuộc sống của mẹ vất vả lắm, bà toàn phải ăn cháo và dưa muối, đi đôi dép nhựa đã cũ, đường sá trong làng lầm bụi đất. Mẹ Dũng chỉ là một trong số những phụ nữ Việt Nam bị bán mà Dũng gặp. Dũng kể sau khi quay lại thăm mẹ lần thứ 2 năm 2012 và những lần sau đó, anh gặp nhiều người phụ nữ Việt Nam đã bị lừa bán vào những năm 1988-1993. Trước Tết Nguyên đán Mậu Tuất vừa rồi, Dũng và nhóm phóng viên VTC đã có hành trình dài một tháng để tìm đưa một số phụ nữ bị bán về thăm quê. Kết quả của chuyến đi ấy là có bốn người phụ nữ, giờ đều ở tuổi trên dưới 60, được về quê ở Thanh Hóa, Lạng Sơn và Vĩnh Phúc. Hành trình ấy được gọi là Ngày về. Những người chứng kiến đã khóc khi nhìn thấy mẹ gặp con, anh chị em gặp nhau lần đầu sau hơn 30 năm. Nguyễn Văn Dũng hầu như không nói gì trong suốt buổi gặp gỡ, anh cũng không trả lời báo chí hay truyền hình, dù trước đó anh và các bạn đã có một tháng lặn lội và thuyết phục để bốn người phụ nữ này về lại quê nhà. Anh nhìn thấy số phận của những người phụ nữ này giống số phận của mẹ anh, một người lưu lạc, ở ngày đoàn tụ... Mong mỏi những cuộc đoàn tụ "Cứ 10 người phụ nữ Việt Nam tôi gặp ở Trung Quốc thì 9 người mong mỏi nếu chết, họ sẽ được chết ở quê nhà. Dù hành trình đưa các chị về không dễ dàng, tôi vẫn mong sẽ có dịp mỗi chị được về quê một lần" - Dũng chia sẻ. Anh Tam Điệp và êkip của VTC đã thực hiện chuyến đi này với sự hỗ trợ tìm đường của Nguyễn Văn Dũng, chia sẻ chặng đường rất khó khăn của các anh khi thuyết phục những người phụ nữ bị lừa bán về nước. Điều khó khăn nhất, theo anh Điệp, là những người phụ nữ này đều như "chim sợ cành cong", rất sợ bị lừa tiếp nên không dám về. Có một chị được anh trai và chị gái đến đón, nhưng cũng không dám tin và không dám về. Vì thế, nhóm của Điệp và Dũng chỉ đón được bốn người. "Từ sau chuyến đoàn tụ hồi tết vừa qua, đã có nhiều phụ nữ ở Trung Quốc gọi cho tôi, nói nếu được, hãy giúp các chị được trở về thăm người thân. Họ đều đã lớn tuổi, không có hộ chiếu hay giấy tờ tùy thân, muốn đưa về cũng rất khó khăn Nhưng tôi vẫn nghĩ nếu các chị về được một chuyến thì mừng cho họ. Dường như hành trình đưa các chị về quê gặp điềm lành, vì có lần ở Lạng Sơn chúng tôi đi tìm mãi do mỗi nhà ở trên một quả đồi, nhưng rồi vẫn tìm được, hay có lần ở Thanh Hóa thì hỏi đúng người nhà của các chị. Vì thế tôi vẫn tin nếu có quyết tâm, vẫn có thể đưa các chị về" - Dũng nói. Anh Nguyễn Văn Dũng - Ảnh do nhân vật cung cấp Chuyến trở về hồi tết, anh Nguyễn Văn Dũng đã đưa bốn chị cùng về, các chị đều không có hộ chiếu và giấy tờ. Cả đêm trước chuyến đi, Dũng không ngủ được vì lo lỡ mai có gì trục trặc, các chị không về được, hay về rồi không đón được các chị trở lại, con cái họ sẽ trách. “Một trong bốn chị về dịp tết vừa rồi, gia đình đã bặt tin chị ấy từ năm 1988, đã lấy ngày chị ấy đi làm ngày giỗ và đã xây mộ, giờ chứng kiến chị ấy vẫn còn sống. Tôi mong có thêm nhiều gia đình được đoàn tụ như vậy” - Dũng nói. L.ANH Theo Tuổi trẻ Online |