VNM bị bán tháo
Cổ phiếu vốn hóa lớn nhất thị trường hôm nay lại có thêm một phiên giảm mạnh 2,ứngkhoánKhốingoạitiếptụcxảtriệucổphiếkết quả sivasspor72% nữa. Tính từ đỉnh 156.000 đồng ngày 31/8 vừa rồi, VNM đã có tới 3 phiên mức sụt giảm tương đương như vậy.
Đối với một blue-chip hàng đầu như VNM, việc rơi vào tình trạng bán tháo ồ ạt là điều cực kỳ bất ngờ. Suốt từ đầu tháng 7, VNM xuất hiện giao dịch rất lớn nhưng đều là theo hướng tăng. Chỉ 4 phiên gần đây cổ phiếu này mới bị xả rất lớn và giá giảm.
Có thể lý giải nguyên nhân hiện tượng bán ra quá mạnh ở VNM bằng nhiều lý do. Thứ nhất là áp lực chốt lời. VNM đã tăng khoảng 43% trong hai tháng qua (tính theo giá đã điều chỉnh) và kể từ đáy Brexit, VNM tăng 56%. Việc chốt lời là hoàn toàn bình thường.
Thứ hai, nhà đầu tư nước ngoài đang bán ra rất lớn với VNM. Ít nhất 2 cổ đông nước ngoài lớn đã đăng ký bán ra tổng cộng 4,5 triệu cổ phiếu. Tuy nhiên tính ra thì tổng lượng bán của khối ngoại với VNM từ cuối tháng 7 đến nay đã vượt quá con số này.
Thứ ba, VNM đang chuẩn bị niêm yết 241,9 triệu cổ phiếu từ đầu tuần tới, tức là lượng cung có thể gia tăng với mức độ lớn.
Thứ tư, ngày mai quỹ ETF sẽ quyết định có đưa VNM vào rổ đầu tư hay không. Điều này vẫn còn là ẩn số. Nếu được thêm vào, VNM có thể được mua hơn 4,3 triệu cổ. Nếu không, đó sẽ là một thất vọng không nhỏ vì giá cổ phiếu này thời gian qua đã tăng để chiết khấu kỳ vọng đó.
Phiên hôm nay VNM là nguyên nhân chính dẫn đến việc VN-Index tăng rất yếu, dù sàn này có nhiều cổ phiếu tăng giá hơn số giảm. VNM giảm mạnh 2,72% đã lấy đi tới hơn 2 điểm của VN-Index. Thêm nữa VNM càng về cuối phiên càng giảm mạnh và đóng cửa ở mức giá thấp nhất.
Nhà đầu tư nước ngoài đã bán ra tổng cộng tới gần 1,58 triệu VNM, tương đương 146,3 tỷ đồng hôm nay. Lượng xả này chiếm đâu đó 90% tổng lượng giao dịch. Không có lực mua nào đỡ được quy mô bán quá lớn và áp đảo như vậy.
VCB, người hùng mới
Giá dầu lao dốc trở lại hôm nay khiến GAS mất sạch sức mạnh. “Người hùng” của ngày hôm qua đã chìm nghỉm và may mà còn giữ được giá tham chiếu lúc đóng cửa. “Người hùng” mới hôm nay là VCB, cổ phiếu đầu ngành nhóm ngân hàng.
VCB phiên này giao dịch không hưởng quyền cổ tức và chia thưởng, nên giá tham chiếu được điều chỉnh giảm kỹ thuật. Mặc dù nhiều bảng điện ghi nhận VCB giảm, nhưng thực chất là tăng tới 5,45%. VCB đóng góp cho VN-Index hơn 2,7 điểm nhờ mức tăng mạnh này.
Nếu không có VCB, VNM có thể đánh tuột VN-Index xuống mức giảm điểm. Ngoài ra, cũng nhờ VIC tăng 2,09%, MSN tăng 0,73%, CTG tăng 1,16%. Do đó VN-Index vẫn tăng nhẹ 0,81 điểm.
Đáng tiếc là mức tăng quá nhẹ này đã không thể nào giúp VN-Index cân bằng điểm số trong tuần này. So với cuối tuần trước, chỉ số vẫn giảm 2,31 điểm. Thực ra trong phiên VN-Index cũng khá mạnh, có lúc tăng tới 0,95%. Chỉ có điều VNM và nhiều mã khác yếu dần về cuối phiên, khiến chỉ số cũng tuột dốc theo. Không giảm điểm đã là một may mắn của VN-Index.
Thanh khoản cũng tụt giảm
Thị trường hôm nay vẫn xuất hiện nhiều giao dịch rất lớn. VNM, HPG, VCB, SBT là những mã chuyển nhượng tới trên 100 tỷ đồng. VNM vẫn là cổ phiếu thanh khoản lớn nhất với hơn 252,2 tỷ đồng. Tuy nhiên trong 4 mã lớn nhất này có tới 3 mã giảm giá, duy nhất VCB tăng giá.
So với ngày hôm qua, giá trị giao dịch hôm nay vẫn giảm tổng thể khoảng 11%, đạt 3.266,8 tỷ đồng. Nếu chỉ tính khớp lệnh, giá trị giảm trên 12%.
Mặc dù điểm số không thực sự tốt: VN-Index tăng rất nhẹ và HNX toàn đỏ thì số cổ phiếu tăng giá vẫn rất khá. Cứ 1 cổ phiếu giảm giá có tới 1,24 cổ phiếu tăng giá. Rõ ràng là thị trường đang bị ảnh hưởng nhiều từ các cổ phiếu vốn hóa lớn.
HSX | HNX | ||
Giá trị Khớp lệnh | Khối lượng Khớp lệnh | Giá trị Khớp lệnh | Khối lượng Khớp lệnh |
2.272,6 tỷ đồng (-17%) | 95,5 triệu (-15%) | 532,2 tỷ đồng (+14%) | 40,6 triệu (+4%) |
Khánh Nhi