【bologna đấu với lecce】Những điều kiện còn “làm khó” doanh nghiệp
作者:Cúp C2 来源:Nhận Định Bóng Đá 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-26 04:42:36 评论数:
Kiểm tra phốt- pho- DN nào cũng mắc?
Theo đánh giá, cải cách TTHC đang được nhiều cơ quan thực hiện hiệu quả, tiêu biểu như Bộ Công Thương, Bộ Y tế với việc cắt giảm hơn 50% điều kiện kinh doanh, 95% TTHC trong quản lý an toàn thực phẩm. Theo ý kiến của ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), thuế và hải quan đi đầu trong lĩnh vực cải cách TTHC; các lĩnh vực khác cũng đang lên kế hoạch, phối hợp với nhiều đơn vị để đánh giá sự hài lòng của người dân, từ đó hiến kế cho những cải cách hiệu quả.
Tuy vậy, trong năm 2017, theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, nhiều chỉ số về cải thiện môi trường kinh doanh ở Việt Nam tăng đáng kể, nhưng chỉ số về khởi sự kinh doanh – chỉ số quan trọng với môi trường kinh doanh, quyết định mục tiêu 1 triệu DN vào 2020, lại là chỉ số “đội sổ” của Việt Nam, đứng thứ 123, theo Ngân hàng Thế giới. Vì thế, theo vị Chủ tịch VCCI, DN nào cũng phải nâng cao trách nhiệm của mình trong việc tạo áp lực thay đổi môi trường kinh doanh, TTHC, nên dư địa, khả năng đẩy mạnh cải cách TTHC trong những năm tới là rất lớn.
Đúng như nhận định của ông Vũ Tiến Lộc, cải cách TTHC vẫn còn nhiều việc phải làm bởi nhiều vấn đề đang gây bức xúc cho DN. Ông Nguyễn Hoài Nam, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và XK thủy sản (VASEP) cho biết, yêu cầu về sản phẩm XK của các đối tác nước ngoài là rất lớn, trong đó có việc các DN phải đáp ứng quy định về môi trường. Nhưng chính các quy định của Việt Nam lại đang “cài bẫy” DN. Theo ông Nam, Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia QCVN 11-MT:2015/BTNMT về nước thải chế biến thủy sản có thêm chỉ tiêu phốt-pho (trước đó không có), với đặc thù của ngành thủy sản, dù có công nghệ hiện đại cũng khó lòng đáp ứng được quy chuẩn này, nên nếu kiểm tra chắc chắn là DN vi phạm.
Thậm chí một “đại gia” ngành thủy sản cho biết đã đầu tư hơn 50 tỷ đồng xây dựng hệ thống nước thải đáp ứng các chỉ tiêu, đúng phê duyệt của cơ quan chức năng và được chuyên gia đánh giá rất tốt, nhưng để đạt tiêu chí môi trường theo quy chuẩn mới, đáp ứng chỉ tiêu phốt-pho vẫn rất khó khăn. Vì thế, các DN thủy sản đang đề nghị bỏ tiêu chí này trong quy định về quy chuẩn nước thải, cần đánh giá lại theo thực tiễn, tham khảo cơ sở khoa học quốc tế.
Cũng về TTHC cho DN, trong một vấn đề khác, theo ông Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hội DN nhỏ và vừa Việt Nam, Nhà nước nên bỏ cơ chế sổ hồng, sổ đỏ để quản lý quyền sở hữu đất. Bởi hiện nay, ngoài việc in ấn sổ bản cứng không chỉ gây tốn kém mà trong việc thế chấp ngân hàng, người cho vay và người đi vay thông đồng với nhau thì ngân hàng cũng khó phát hiện, khiến nợ xấu nổi lên. Hơn nữa, nếu DN chuyển vay từ ngân hàng này sang ngân hàng kia, chuyển tài sản thế chấp thì DN phải qua Sở Xây dựng chứng nhận, mất nhiều thủ tục và thời gian, tốn thêm chi phí cho DN. Vì thế, ông Thân đề nghị để giảm thiểu TTHC cho DN, nên bỏ cơ chế này mà thay bằng công nghệ quản lý qua cơ sở dữ liệu để các công đoạn thực hiện nhanh chóng hơn.
Cần có giới hạn mức độ khi đình chỉ công trình
Bên cạnh câu chuyện về những vướng mắc DN còn vấp phải, nhiều đại diện còn cho rằng, các TTHC không nên quá cứng nhắc, nên có những thay đổi phù hợp với thực tế hoạt động của DN, hoặc có những thay đổi nhanh chóng giúp DN thuận lợi hơn trong sản xuất, kinh doanh.
Về vấn đề này, ông Bùi Văn Quân, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Anh Quân Strong, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam cho rằng các TTHC đang được tập trung cắt giảm, nhưng vẫn còn một số bất cập, trong đó có nguyên nhân do ý thức của người thực hiện. Ngoài ra, có nhiều thủ tục cứng nhắc, chưa thực sự xuất phát vì hoạt động của DN. Ví dụ như trong xử lý về giấy phép xây dựng, quy định nếu xây dựng sai giấy phép thì DN sẽ bị đình chỉ xây dựng, bị xử phạt. Đây là quy định đúng, sai thì bị phạt, nhưng nên dựa trên một tỷ lệ nhất định; bởi có những DN đầu tư lên tới hàng trăm ha, nếu chỉ làm sai 10m2 mà cũng bị đình chỉ xây dựng sẽ khiến DN thiệt hại hàng trăm tỷ đồng.
Tương tự, nhân câu chuyện của các DN thủy sản về chỉ tiêu bảo đảm vệ sinh môi trường, theo ông Quân, chủ trương không đổi môi trường lấy kinh tế của Chính phủ là đúng. Nhưng nếu làm thái quá thì cũng gây hại cho sự phát triển của DN mà cần số hóa, định lượng cho đúng. “Có DN đang kinh doanh phản ánh, bất kể xin đầu tư cái gì cũng bị nói là chờ xem kỹ về môi trường nên tất cả bị dừng lại, làm nản lòng kế hoạch đầu tư. Nên TTHC và tư duy người quản lý cần có sự cởi mở, tăng trách nhiệm vì DN”, ông Quân nêu rõ.
Cùng với việc làm thế nào để TTHC vì DN đúng nghĩa, các DN còn mong rằng những kiến nghị của DN, hiệp hội DN phải được ghi nhận và có những thay đổi, giải đáp nhanh chóng, để gỡ bức xúc cho DN, giúp DN thêm niềm tin để đầu tư, phát triển. Nhưng bên cạnh sự thay đổi của chính quyền, cơ quan chức năng, các chuyên gia cho rằng, DN cũng phải tăng tính chủ động, thấy khó khăn, vướng mắc phải kiến nghị, thậm chí là hiến kế để các cơ quan ghi nhận và thay đổi. Như vậy, việc cải cách TTHC mới thực sự hiệu quả và thiết thực, giúp DN thêm thuận lợi trong hoạt động.