【du don bd】Tính giải pháp lập cơ quan điều phối khai thác, sử dụng cát toàn vùng ĐBSCL

时间:2025-01-25 22:03:30 来源:88Point
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh là người đầu tiên trả lời chất vấn tại Kỳ họp Quốc hội thứ 7.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đề cập nội dung này trong báo cáo phục vụ phiên chất vấn sáng nay (4/6) tại Quốc hội.

Giải pháp nghiên cứu,ínhgiảipháplậpcơquanđiềuphốikhaithácsửdụngcáttoànvùngĐdu don bd thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng và tài nguyên, khoáng sản quý hiếm nằm trong nhóm vấn đề Quốc hội chọn để chất vấn Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh.

Bộ trưởng cho biết, tính đến tháng 12/2023, cả nước có gần 4.000 khu vực khoáng sản đang được hơn 3.300 tổ chức, cá nhân khai thác với gần 50 loại khoáng sản khác nhau trên phạm vi cả nước, tập trung vào các loại tài nguyên, khoáng sản làm vật liệu xây dựng và vật liệu xây dựng thông thường như: đá, sét, cát, sỏi, than, đá vôi, đá sét làm nguyên liệu xi măng, đá hoa trắng, đá ốp lát… Trong số gần 4.000 khu vực khoáng sản nêu trên, khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường chiếm gần 3.000 khu vực với tổng trữ lượng được phê duyệt năm 2023 là gần 500 triệu m3; sản lượng khai thác vào khoảng 143 triệu m3.

Đối với tài nguyên, khoáng sản làm vật liệu, hoạt động nghiên cứu, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên khoáng sản này được triển khai thực hiện tại 44/63 tỉnh, thành phố trong cả nước với khoảng 1.720 mỏ, điểm mỏ theo các quy mô khác nhau. Tính đến ngày 31/12/2023, đã có 19 giấy phép thăm dò khoáng sản được cấp và 199 giấy phép khai thác khoáng sản theo các loại hình khoáng sản do Bộ Tài nguyên và Môi trường (các cơ quan tương đương) cấp phép đang còn hiệu lực.

Tính đến năm 2023, đã hoàn thành 24 đề án đánh giá khoáng sản từ ngân sách nhà nước. Đang triển khai các đề án đánh giá tổng thể khoáng sản vùng Tây Bắc và vùng Trung Trung Bộ, trong đó có các đề án điều tra, đánh giá các loại khoáng sản tại các tỉnh phía Bắc, cát trắng dải ven biển miền Trung. Về tiến độ, theo Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, đến hết năm 2020 phải hoàn thành 56 đề án đánh giá khoáng sản, đến hết năm 2023 mới hoàn thành 24/56 đề án (đạt 42,8%). Hầu hết các khoáng sản quan trọng, chiến lược đã được điều tra, đánh giá.

Cũng tính đến ngày 31/12/2023, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các địa phương đã phê duyệt tiền cấp quyền khai thác khoáng với tổng số tiền phê duyệt trên 61.441 tỷ đồng. Về kết quả thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, số tiền đã thu được từ năm 2014 đến 31/12/2023 là 55.887 tỷ đồng.

Nhìn nhận hạn chế, Bộ trưởng Khánh nêu, Luật Khoáng sản năm 2010 có quy định về khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, tuy nhiên chưa quy định rõ các loại khoáng sản khác. Luật Khoáng sản năm 2010 chưa phân định quy trình, thủ tục, hồ sơ lập quy hoạch, cấp phép hoạt động khoáng sản cho các khoáng sản khác nhau (mỏ kim loại được tiếp cận như mỏ làm vật liệu xây dựng thông thường, kể cả khoáng sản làm vật liệu san lấp).

Nêu giải pháp khắc phục trong thời gian tới, ông Khánh cho biết Chính phủ đã trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến về Luật Địa chất và Khoáng sản tại kỳ họp này (dự kiến trình thông qua vào kỳ họp cuối năm nay).

Bộ trưởng khẳng định sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng theo hướng bảo đảm quản lý chặt chẽ, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả khoáng sản, tính minh bạch trong việc kiểm soát hoạt động khoáng sản và hướng tới mục tiêu phát triển bền vững của ngành địa chất, khoáng sản.

Cùng với đó sẽ đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho chính quyền địa phương để địa phương chủ động trong việc phát triển kinh tế- xã hội, phù hợp với thực tế gắn với trách nhiệm thẩm quyền được giao; đồng thời thiết lập công cụ kiểm soát quyền lực, giám sát thực hiện; góp phần xử lý được những tồn tại, tiêu cực trong lĩnh vực địa chất, khoáng sản.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng nhấn mạnh nhiệm vụ đẩy mạnh điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản tại các vùng có triển vọng như Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên và ven biển, đặc biệt là khoáng sản phân bố ở tầng sâu; phối hợp chặt chẽ với Bộ Công thương, Bộ Xây dựng và UBND cấp tỉnh có liên quan trong việc cấp phép hoạt động khoáng sản theo quy hoạch, đảm bảo dự ánkhai thác, chế biến (tuyển) sử dụng công nghệ tiên tiến, an toàn lao động, bảo vệ môi trường và hiệu quả kinh tế - xã hội, đảm bảo nguyên liệu ổn định, lâu dài cho dự án chế biến sâu.  

Bộ cũng sẽ tập trung thực hiện dự án “Đánh giá tài nguyên khoáng sản, phục vụ khai thác cát biển, đáp ứng nhu cầu san lấp các dự án đường cao tốc và hạ tầng giao thông, đô thị vùng ĐBSCL” đảm bảo chất lượng, thời hạn, nhằm kịp thời chuyển giao cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyển quản lý, lập quy hoạch, thăm dò, khai thác; tiếp tục nghiên cứu, đánh giá đầy đủ, tối đa khả năng sử dụng cát biển trong xây dựng, giao thông và lĩnh vực khác nhằm phát triển kinh tế - xã hội bền vững và thích ứng với biển đổi khí hậu.

Một đề án khác có liên quan là “Điều tra, đánh giá tiềm năng cát, cuội, sỏi lòng sông vùng ĐBSCL phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội” cũng sẽ được gấp rút tiến hành, nhằm chuyển giao cho các địa phương làm cơ sở quy hoạch, thăm dò, khai thác bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Đáng chú ý, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh nêu giải pháp lập cơ quan có đủ thẩm quyền điều phối khai thác, sử dụng tài nguyên cát toàn vùng ĐBSCL. Đẩy mạnh điều tra, nghiên cứu và đánh giá các nguồn nguyên liệu làm cát nhân tạo tại các địa phương có nguy cơ thiếu hụt nguồn cát sông, nhằm đảm bảo tính bền vững về nguồn vật liệu xây dựng trong tương lai.

推荐内容