【trận đấu bodø/glimt】Nhân tài với sứ mệnh quốc gia

作者:Nhà cái uy tín 来源:Cúp C2 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-25 11:05:56 评论数:

(Tiếp theo và hết)

TS. Nhị Lê - nguyên Phó Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản

BPO - Đổi mới cơ chế,n ttrận đấu bodø/glimt hoàn thiện bộ thể chế tương dung bảo đảm sự hoạt động sáng tạo và thống nhất đội ngũ chính trị gia - chiến lược gia - quản trị gia - kỹ trị gia và doanh gia, không kể nguồn gốc xuất thân một cách tổng thể, với phương châm: Trọng thị - Trọng dụng - Trọng đãi thật cầu thị và chân thành, thật công bình và chính trực, thật dân chủ và khoa học, thật quang minh và chính đại mang tầm chiến lược. Quyết không để cho những bậc hiền tài “rũ áo khoanh tay”, những trang tuấn kiệt và “sĩ phu ngoảnh mặt”. Ở đây, quyết không có chỗ cho sự hẹp hòi, thiển cận, cục bộ, càng không dung thứ những thói kỳ thị, thậm chí xa lánh và đây đó cả sự trù dập trí thức một cách kém nát nhân văn làm mất không ít trí thức, không ít bậc nhân tài. Đây là “khoảng trống” chết người. Do đó, vì danh dự chính trị quốc gia, trước hết tiếp tục định vị, xây dựng và phát triển môi trường xã hội - chính trị xứng đáng, chăm lo và bảo vệ văn hóa chính trị, văn hóa pháp luật để trí thức đứng khắp trong đội ngũ lãnh đạo, quản trị quốc gia, trên mọi lĩnh vực và ở khắp chốn xứng đáng giữ vai trò tiên phong dẫn dắt và là động lực phát triển đất nước ngang tầm thế giới là hành động trước hết và mang ý nghĩa quyết định.

Không thể để nhân tài lẫn vào đám ngụy nhân tài. Chỉ nhân tài mới chọn đúng và dụng đúng nhân tài. Trên con đường chung của dân tộc, dù thế nào trí thức vẫn giữ liêm sỉ vô giá, danh dự thiêng liêng, dù sinh tử chẳng thể đổi thay. Nếu không xem “hiền tài là nguyên khí của quốc gia” mà xanh chín với trí thức, thậm chí đẩy không ít bậc đứng ra ngoài hành trình của dân tộc, là vô hình đẩy đất nước tới chỗ bạc nhược, hủ bại, suy vong và tự xô mình vào sự tự diệt vong. Nếu khi không thành thực trọng thị, trọng dụng, trọng đãi hiền tài, không thành tâm “đối đãi với mọi người” thì chính là lúc dân tộc sẽ gặp bước suy vi, thử hỏi ai đây sẽ cứu vớt, chấn hưng và phát triển cơ đồ? Những người làm quan vốn lại xuất thân trí thức mà cả gan đặt lợi lộc của mình làm đầu, mưu cầu “lợi ích nhóm”, xâm hại lợi ích cộng đồng, phá vỡ lợi ích của dân tộc, thì khi đó cũng là lúc nguy nan đang đến với đất nước và bản thân sao mà không thân bại danh liệt cho được.

Khi trí thức giữ trọng sự chính trị gia, kỹ trị gia quyết đặt dân tộc, Tổ quốc, nòi giống lên trên hết, đề cao sự đoàn kết dân tộc, để muôn người quy về một mối thì dù vạn sự sinh tử tới đâu lo gì không hóa giải được. Vì thế, ở đây, những người được trao quyền chọn người của bộ máy, nhất là chọn nhân tài, trước hết phải hàm 10 chữ: Trung thực - khách quan - dũng cảm - trách nhiệm - trong sạch. Sự thất bại của mọi thời và hiện nay luôn cảnh báo rằng: Không nhìn thấy người hiền tài là mắc tội. Tội to hơn là thấy người hiền tài mà không dùng họ. Tội nặng hơn thế nữa là dùng mà không tin họ. Thật là trọng tội, nếu thấy họ mắc oan mà không bảo vệ được họ. Nhưng, cộng cả bốn tội ấy cũng không to và nguy ngập bằng tội đem cái mũ của bậc hiền tài đội lên đầu kẻ bất tài vô hạnh.

***

Một quốc gia hùng mạnh là một quốc gia có nhiều bậc hiền tài.

Cổ nhân thường xem trọng “giáo” trước “chính”, tức là đặt công việc “giáo hóa” lên trên và trước công việc “chính trị”. Người đảm nhiệm công việc khó khăn đó, không ai khác, là “kẻ sĩ”, là trí thức. Nói rộng ra, trọng trí thức là hằng số xuyên lịch sử. Sự thịnh suy của mọi thời tùy thuộc vào việc biết “vun trồng nguyên khí quốc gia”, làm vẻ vang nòi giống.

Tới đây, lại nhớ sự cảnh báo từ hơn 250 năm trước của Bảng nhãn Lê Quý Đôn, về 5 nguy cơ có thể mất nước: “1. Trẻ không kính già, 2. Trò không trọng thầy, 3. Binh kiêu tướng thoái, 4. Tham nhũng tràn lan, 5. Sĩ phu ngoảnh mặt”. Hơn 150 năm sau đó, với lời nhắc nhủ của Tiến sĩ Nguyễn Khắc Niêm, về “Tứ tôn châm”: “Tôn tộc đại quy. Tôn lộc đại nguy. Tôn tài đại thịnh. Tôn nịnh đại suy”. Nghĩa là: Đề cao nòi giống ắt đại hòa hợp. Coi trọng bổng lộc ắt đại nguy nan. Tôn trọng tài năng ắt đại phồn thịnh. Ưa thích xiểm nịnh ắt đại suy vong.

Xưa nay, người trí thức chân chính hành động và hội nhập quốc tế không phải để tranh hơn kém với người, với đời, với các quốc gia dân tộc, không vì cái danh hão nào đó mà vì uy tín, danh dự thiêng Việt Nam và cũng để thỏa cái chí, cái khí mài chẳng thể khuyết, nhuộm chẳng thể đen của người làm ra sách. Sáng tạo và phản biện là con đường trí thức khẳng định bản ngã và đứng trong thiên hạ. Đó cũng chính là sự kết tinh và thăng hoa của “trí tuệ dân tộc” hòa mình vào trí tuệ của thời đại, đưa dân tộc mình nhịp bước cùng thế giới, khẳng định bản lĩnh, phẩm giá, sức mạnh và uy tín của dân tộc Việt Nam một cách quang minh lỗi lạc và không hổ thẹn vì sự hùng cường của đất nước, vì hạnh phúc của đồng bào mình.

 Thiển nghĩ, người cầm trọng trách không chỉ tôn vinh liêm sỉ, giữ trọn liêm chính mà bụng phải rộng như biển để người tài có thể giương buồm, chèo thuyền trong đó, để hiền tài khắp trong thiên hạ vẫy vùng; càng nên đặt mình ở chỗ thấp để ngẩng trông và chiêm ngưỡng mọi kẻ đọc sách và nhập thế. Tâm thái rộng rãi tới đâu thì sức hút nhân tâm rộng tới đó, tín nghĩa với trí thức cao tới đó. Nghĩa là, coi trọng hiền tài phải là một phương châm ứng xử tối thiểu đã xuyên suốt lịch sử của ta mà các bậc tiền nhân ở các thời thịnh trị từng làm. Nên nhớ rằng, nếu dân chủ, nói như Chủ tịch Hồ Chí Minh, là làm cho dân được mở cái miệng ra, thì tranh luận, phản biện một cách dân chủ là con đường ngắn nhất dẫn tới chân lý, là môi trường chính trị nhân văn bậc nhất để trí thức vẫy vùng ngõ hầu xây dựng một nền học thuật chân chính làm cái căn cơ để phát triển thịnh vượng nước nhà. Tròn 80 năm trước, tầm nhìn của Đề cương Văn hóa Việt Nam đã chạm tới điểm viễn kiến tất yếu này. Và, đó cũng là phương thức để phá bỏ những lối mòn, những cửa hẹp từng bó mình lẽo đẽo đi theo người khác, để xây đường lớn sáng tạo một cách tự do và dân chủ, vì danh dự và uy tín một dân tộc muôn đời trọng trí thức. Nô lệ về trí tuệ thì muôn đời thân kia sẽ làm nô lệ. Và, do thế, trước danh dự với nhân dân, khi được trao trọng trách cầm quyền, lấy đó làm răn. Vả nữa, nếu mục tiêu hành động không có đạo đức thì trí thức sẽ không chỉ trở nên vô cảm mà những mớ tri thức kia cũng nguyên vẹn chỉ là những sự bạo tàn vô lượng mà thôi. Lúc ấy, nhân dân chẳng còn đâu để hỏi, để mà hy vọng cập bến phồn vinh, dân tộc tìm ai để hành động, để mà quyết nắm tay nhau tới bờ văn minh được nữa.

Do thế, tới phận sự mình, thiết nghĩ, người trí thức luôn răn mình mà cẩn trọng: “Gặp lúc nước hữu đạo mà nghèo và hèn là đáng hổ, gặp lúc nước vô đạo mà giàu sang là đáng thẹn”. Đức như cái gốc, tài như lá, cành. Chỉ trong hành động vì nước, vì dân, thì tâm và đức mới xuyên thấm trong nhau, đạo đức hành động mới trở thành hành động đạo đức, tài mới tỏa sáng, mới xứng là kẻ sĩ, là danh sĩ của muôn đời.

Vẫn biết cách ứng xử “dụng chi tắc hành, xả chi tắc tàng” (được dùng thì ra làm việc, không được dùng thì lui về), nhưng, nếu rũ áo khoanh tay, ngoảnh mặt làm ngơ với vận nước là có lỗi. Vẫn hiểu chuyện “xuất” và “xử” của kẻ sĩ, của trí thức gắn liền với thời cuộc “thiên hạ hữu đạo tắc hiện, thiên hạ vô đạo tắc ẩn” (có đạo thì hiện, vô đạo thì ẩn), nhưng hơn lúc nào hết, lúc này, vì danh dự của giống nòi hãy buông bỏ giận hờn, bước qua tiểu tiết, dũng cảm nhập thế và “đánh thức xã hội”, bởi nếu thúc thủ, buông xuôi trước nhân dân khao khát tiến bộ, văn minh càng là có tội.

Vả nữa, trước sứ mệnh đất nước, nếu kiêu căng, tự đại sẽ tự dồn mình vào chỗ thất bại; nếu phách lối, thớ lợ, hai lòng ngả nghiêng, không giữ được liêm chính học thuật nhất định tự đẩy mình tới chỗ nguy nan không cách nào tránh được và càng không thể cứu rỗi nổi rồi. Như thế, dân tộc còn trông đợi vào kẻ sĩ, vào trí thức những gì tốt đẹp, dù mảy may được nữa. Và, khi ấy, quốc gia không lụn bại mới lạ, tới lượt mỗi người, thân không lâm vào sự tăm tối, cổ không tự quàng vào ách nô lệ của tù đày, của kẻ khác mới càng là sự lạ.

Tầm nhìn - sáng tạo - dũng cảm - liêm chính - nhân văn phải là tư chất bất di bất dịch và là bộ gien truyền đời vì đất nước của kẻ sĩ, nhân tài Việt Nam!

Đó là kết tinh và tỏa sáng sức mạnh của chủ thể quốc gia, đặng gánh vác sứ mệnh phát triển đất nước mạnh mẽ, bền vững và nhân văn Việt Nam.

***

Lúc này, nếu không nói là quá muộn, rất cần kiến tạo và ban hành Luật Nhân lực và Nhân tài!

Theo đó, mỗi người thành tâm và xả thân vì đất nước thì sự hùng cường quốc gia tất “vô cầu tự đáo”, lúc ấy thì tiếng thơm mình lo gì không vang khắp trong thiên hạ.

Được thế, thì lo gì không chỉ hơn 6,5 triệu trí thức trong nước mà trăm ngàn trí thức ta ở ngoài nước và cả những bậc trí thức nước ngoài không tụ hội Việt Nam. Muôn bậc nhân tài nhất định sẽ xả thân vì công cuộc đổi mới, vì sự tỏa sáng của danh dự giống nòi Việt Nam ta giữa cõi hoàn cầu!

Nói tới đây, lại càng nhớ lời di duệ của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng: Trọng học vấn, trọng nhân tài, vì đó là những của quý không gì thay thế được của một nước, một dân tộc. Có nó thì sẽ có tất cả, thiếu nó thì cái còn lại còn gì là đáng giá.

最近更新