(HG) - Mới đây,ếnđộccdựnphttriểnbềnvữngđồngbằngsngCửkeo ma lay tại thành phố Cần Thơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các đơn vị liên quan và 13 tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Cửu Long rà soát tiến độ chuẩn bị các dự án phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng biến đổi khí hậu (Mekong DPO).
Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát tiến độ chuẩn bị các dự án phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng biến đổi khí hậu.
Theo định hướng của Chính phủ, xây dựng các dự án phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long phải góp phần hiện thực hóa các quy hoạch vùng, trong đó đặt mục tiêu quan trọng là tạo động lực liên kết vùng, thích ứng biến đổi khí hậu và tạo động lực phát triển các địa phương. Từ tháng 3-2022, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp cùng 6 đối tác phát triển, các bộ, ngành liên quan, tổ chức hơn 10 chuyến khảo sát, làm việc với 13 tỉnh, thành phố khu vực đồng bằng sông Cửu Long để trao đổi về quy mô, hướng tuyến, tiêu chuẩn kỹ thuật của công trình.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã kết hợp với Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long xây dựng 16 đề xuất dự án với tổng vốn đầu tư hơn 94.000 tỉ đồng. Trong đó, vốn đối ứng hơn 28.000 tỉ đồng, vốn vay nước ngoài 2,817 tỉ USD, tương đương 66.000 tỉ đồng.
Tiến độ thực hiện từ đầu năm đến nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã gửi văn bản lấy ý kiến đối với các đề xuất dự án. Đồng thời, đề nghị các đối tác rà soát về khả năng đơn giản hóa quy trình, thủ tục cung cấp các nguồn vốn viện trợ không hoàn lại, hỗ trợ kỹ thuật cho các dự án. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ áp dụng cơ chế cấp phát 90% và cho vay lại 10% đối với dự án của địa phương; ủy quyền cho các địa phương là cơ quan chủ quản các dự án quốc lộ. Coi các dự án xây cầu nối 2 địa phương thuộc các tỉnh lộ là dự án liên vùng và cấp phát 100% vốn vay ODA, đồng thời ủy quyền cho 1 địa phương làm chủ đầu tư.
Tin, ảnh: N.A