【lich thi.dau ngoai hang anh】Cần điều chỉnh một số điểm chưa hợp lý trong dự án Luật Nhà ở (sửa đổi)

leftcenterright 

');this.closest('table').remove();">del
 UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu phát biểu tại phiên thảo luận

Tại phiên thảo luận, các ĐBQH thống nhất và đánh giá cao dự án luật trước sự phát triển hiện nay. Ngoài ra, nhiều ý kiến đóng góp tại các điều, khoản, điểm chưa hợp lý so với thực tế. Các vị ĐBQH của Đoàn ĐBQH tỉnh cũng đã chỉ ra một số nội dung chưa phù hợp cần sửa đổi.

Theo UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu, ở các Điều: 60, 66, 70 đều đề cập đến nhà chung cư, song nội dung vẫn chưa làm rõ được câu chuyện sở hữu nhà chung cư vĩnh viễn hay có thời hạn.

Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh cho rằng, về khái niệm sở hữu sẽ được hiểu là sở hữu vĩnh viễn, tuy nhiên tùy theo tiêu chuẩn, nhà chung cư có thời hạn 50-70 năm, điều đó xảy ra mâu thuẫn khi thực hiện cải tạo lại nhà chung cư.

Ông Lưu nêu nhiều mâu thuẫn, đáng chú ý là vấn đề giá. “Khi muốn cải tạo chung cư, chủ đầu tư phải lập phương án bồi thường, quá trình này sẽ gặp khó khăn trong việc định giá và dễ xảy ra sự không thống nhất về giá của các chủ căn hộ chung cư”, ông Lưu nhấn mạnh.

Liên quan đến  Điều 66 về ưu đãi nhà chung cư, ông Lưu đề nghị xem xét lại ở nội dung chủ đầu tư được miễn tiền đất, bởi riêng đất hình thành khu chung tư hiện tại thì dùng từ “miễn” chưa hợp lý. Ngoài ra, tại quy định vùng lõi đô thị đều xây dựng chung cư cần quy định một số khu vực cụ thể để khi triển khai thực hiện các địa phương không bị bó buộc.

leftcenterright 

');this.closest('table').remove();">del
Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Thị Sửu đề nghị cần làm rõ một số nội dung còn chưa rõ ràng 

Còn Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Thị Sửu cho rằng, tại dự án luật, một số quy định chưa cụ thể, chưa đánh giá mức độ xuống cấp của các loại nhà ở tác động như thế nào tới các ngành, lĩnh vực khác.

Về hình thức lựa chọn chủ đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư, bà Sửu góp ý cần có hình thức lựa chọn đa dạng và quy định hình thức lựa chọn cụ thể hơn. Đó là chỉ định, đấu thầu hay phương pháp khác nhằm thể hiện tính chuyên môn cao và toàn diện.

Tại Điều 80 về chính sách phát triển nhà ở xã hội bà Sửu nêu quan điểm: Nội dung khoản 3 còn chung chung, cần quy định cụ thể tùy thuộc vào quy mô, tương thích với từng loại đô thị.

Bà Sửu cũng đặc biệt quan tâm đến nhà lưu trú công nhân. Bà Sửu tán thành với báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, đó là cân nhắc áp dụng chính sách này với công nhân có đóng thuế thu nhập cá nhân. “Điều cần làm ở đây là xác định rõ công nhân thu nhập thấp là bao nhiêu”, bà Sửu nói, đồng thời nhấn mạnh về việc quy hoạch vị trí nhà lưu trú công nhân phải vừa tăng tính hội nhập quốc tế, vừa đảm bảo an ninh quốc phòng trong những khu lưu trú công nhân có yếu tố nước ngoài; làm rõ mối quan hệ, nhất là quan hệ về hình thức sử dụng đất giữa các chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở cấp tỉnh với xây dựng nhà ở thương mại, cải tạo xây dựng lại nhà chung cư hay chính sách phát triển nhà ở xã hội và nhà lưu trú công nhân.

Trước đó, tại hội trường Diên Hồng, Quốc hội cũng đã nghe Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi); Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi); Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Nhà ở (sửa đổi); Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Nhà ở (sửa đổi).

Cúp C1
上一篇:Hoa Lư khiếu nại gói thầu 35 nghìn tỷ, ACV báo cáo Thủ tướng trước ngày 22/8 
下一篇:Ngân hàng Nhà nước giao chỉ tiêu tín dụng ngay từ đầu năm, giá vàng và tỷ giá cùng tăng