【kết quả vdqg ả rập xê út】Tháo gỡ ngay các vướng mắc về thể chế trong lĩnh vực tài chính, ngân sách

Tháo gỡ ngay các vướng mắc về thể chế trong lĩnh vực tài chính,áogỡngaycácvướngmắcvềthểchếtronglĩnhvựctàichínhngânsá<strong>kết quả vdqg ả rập xê út</strong> ngân sách
Quang cảnh phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 10/10/2024. Ảnh tư liệu

Xử lý nghiêm gian lận, lừa đảo trong lĩnh vực chứng khoán

Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, mục tiêu của dự án Luật là thể chế hóa đầy đủ các chủ trương, định hướng của Đảng, Nhà nước; hoàn thiện thể chế pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán, kế toán, kiểm toán độc lập, ngân sách nhà nước (NSNN), quản lý tài sản công, quản lý thuế và dự trữ quốc gia. Qua đó, tạo hành lang pháp lý đầy đủ, kịp thời, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Theo đó, với Luật Chứng khoán, dự thảo sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các quy định để tăng cường công tác giám sát và xử lý nghiêm các hành vi gian lận, lừa đảo trong hoạt động phát hành, chào bán chứng khoán, quy định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan, bảo đảm hiệu quả phòng ngừa, xử lý vi phạm trên thị trường chứng khoán (TTCK).

Đồng thời sửa đổi, bổ sung nhóm các quy định để tháo gỡ các vướng mắc trên thực tiễn, thúc đẩy sự phát triển của TTCK với mục tiêu nâng hạng TTCK.

Luật Kế toán sửa đổi, bổ sung nhóm quy định về tháo gỡ khó khăn, góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm: Áp dụng Chuẩn mực quốc tế về kế toán (IFRS) và xây dựng khuôn khổ pháp lý cho việc áp dụng IFRS tại Việt Nam; hỗ trợ sự phát triển của các doanh nghiệp vừa, nhỏ, siêu nhỏ; giảm bớt thời gian, chi phí cho công tác kế toán của đơn vị.

Luật Kiểm toán độc lập sửa đổi, bổ sung nhóm quy định về tăng cường hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước bao gồm sửa đổi, bổ sung quy định về quản lý nhà nước về hoạt động kiểm toán độc lập; sửa đổi, bổ sung xử lý vi phạm pháp luật về kiểm toán độc lập.

Hoàn thiện dự án luật với tinh thần cao

Phát biểu tại phiên họp, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết Bộ Tài chính xin tiếp thu tất cả các ý kiến, kết luận của UBTVQH và tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các ủy ban của Quốc hội để hoàn thiện dự án luật trình ra Quốc hội, “với tinh thần cố gắng giải quyết những vấn đề thực sự lớn, cấp bách, là khó khăn trước mắt để tháo gỡ ngay”.

Tại Luật NSNN, một nội dung sửa đổi là bổ sung cơ chế cho phép các địa phương sử dụng ngân sách địa phương (NSĐP) để thực hiện đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng của ngân sách cấp trên trực tiếp trên địa bàn, hỗ trợ các địa phương khác và chi viện trợ. Luật cũng bổ sung quy định cơ chế tài chính đặc thù để thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam tại khoản 1 Điều 74 Luật NSNN để đáp ứng tình hình thực tế nhiệm vụ của các cơ quan Đảng.

Luật Quản lý, sử dụng tài sản công được sửa đổi theo hướng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền và nâng cao hiệu quả trong quản lý, sử dụng tài sản công; bổ sung đối tượng áp dụng là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và quy định chế độ quản lý, sử dụng tài sản công tại Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được thực hiện tương tự như chế độ quản lý, sử dụng tài sản công tại tổ chức chính trị - xã hội…

Đối với Luật Dự trữ quốc gia, dự thảo bổ sung cơ chế cho phép Thủ tướng Chính phủ quyết định xuất hàng dự trữ quốc gia phục vụ đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Đồng thời, sửa đổi, bổ sung các quy định về phân cấp thẩm quyền cho Thủ tướng Chính phủ quyết định ngân sách trung ương mua bù hàng dự trữ quốc gia.

Đủ cơ sở thực tiễn để luật hóa cơ chế thí điểm

Thảo luận tại phiên họp, nhiều ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) nhất trí với sự cần thiết nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các luật thuộc dự án Luật nhằm tập trung tháo gỡ ngay các khó khăn, vướng mắc về thể chế trong lĩnh vực tài chính, ngân sách, từ đó cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút tối đa các nguồn lực để phát triển kinh tế.

Bên cạnh đó, một số ý kiến đề nghị Chính phủ quan tâm chỉ đạo làm rõ sự cần thiết sửa đổi, bổ sung các điều, khoản nêu tại dự án Luật. Cùng với đó là đánh giá kỹ lưỡng tác động từng cơ chế, chính sách dự kiến sửa đổi, đặc biệt là các cơ chế, chính sách đang thực hiện thí điểm.

Phát biểu tại phiên họp, Phó Thủ tướng Lê Thành Long đánh giá, dự án Luật này nhận được sự đồng thuận tương đối cao trong các ủy ban, trong UBTVQH. Chính phủ sẽ tiếp tục nghiên cứu kỹ báo cáo thẩm tra sơ bộ cùng các ý kiến đóng góp tại phiên họp hôm nay để hoàn thiện dự án Luật.

Liên quan đến một số ý kiến về cơ chế cho phép các địa phương sử dụng NSĐP đầu tư các công trình hạ tầng của ngân sách cấp trên tại địa bàn, hỗ trợ các địa phương khác, Phó Thủ tướng Lê Thành Long đề nghị cho phép luật hóa luôn cơ chế này tại Luật NSNN vì đã đủ cơ sở thực tiễn.

Theo Phó Thủ tướng, đây là yêu cầu thực tế bởi trong khi một số địa phương ngân sách không đáp ứng được nhu cầu đầu tư thì một số địa phương khác có đủ khả năng. Hiện tại, Luật Thủ đô đã quy định nội dung này. TP. Hồ Chí Minh cũng đang thực hiện cơ chế này theo Nghị quyết 98/2023/QH15, sau khi tổng kết cũng sẽ được chính thức hóa.

Ngoài ra, khoản 10 Điều 8 Luật NSNN được sửa đổi theo hướng việc chi đầu tư công nguồn NSNN và các hoạt động đầu tư công thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công; các chương trình, dự án ngoài kế hoạch đầu tư công trung hạn được thực hiện theo pháp luật về NSNN và quy định của pháp luật có liên quan và sẽ được tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền vào cuối kỳ trung hạn.

Phó Thủ tướng Lê Thành Long cho biết, quy định này để xử lý vấn đề phát sinh trong thực tiễn. Đầu kỳ, khi chuẩn bị kế hoạch đầu tư công thì chưa thể nhìn hết được các khoản thu của NSNN, như các khoản từ tiết kiệm chi, tăng thu. Do đó, có một số dự án cấp bách, cần được làm ngay nhưng chưa có trong danh mục cần được triển khai theo quy định này, và “không có sự xung đột giữa Luật NSNN và Luật Đầu tư công”. Vì vậy, Phó Thủ tướng bày tỏ mong muốn được thông qua đề xuất như tờ trình của Chính phủ.

Kết luận phiên họp, UBTVQH đề nghị Chính phủ tiếp thu các ý kiến của UBTVQH và cơ quan thẩm tra, lưu ý rà soát đảm bảo sửa những vấn cần thiết, cấp bách có thể cải thiện ngay, có sự đồng thuận cao. Đồng thời rà soát đảm bảo tính khả thi của dự thảo luật, tránh chồng chéo với các luật khác tới đây cũng trình Quốc hội.

Dự kiến, dự án Luật này sẽ được trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 8 theo quy trình rút gọn.

Quy định rõ trách nhiệm của công chức quản lý thuế

Tại dự thảo Luật sửa 7 luật trong lĩnh vực tài chính - ngân sách, Chính phủ đề xuất bổ sung khoản 2 Điều 5 của Luật Quản lý thuế quy định về trách nhiệm của công chức quản lý thuế.

Theo đó, "công chức quản lý thuế chịu trách nhiệm giải quyết hồ sơ thuế theo đúng chức trách, nhiệm vụ, tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý thuế và pháp luật có liên quan trong phạm vi hồ sơ, tài liệu của người nộp thuế cung cấp, văn bản thông tin của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp có liên quan đến giải quyết hồ sơ thuế của người nộp thuế".

Quy định này sẽ làm rõ về trách nhiệm cho cán bộ thuế trong trường hợp doanh nghiệp gian lận trong kê khai hoàn thuế giá trị gia tăng, cung cấp thông tin không trung thực dẫn đến việc giải quyết hoàn thuế cho doanh nghiệp không đúng quy định. Bộ Tài chính cho biết, việc triển khai hóa đơn điện tử không thể ngăn chặn được việc gian lận và cán bộ thuế không thể kiểm soát hết được dữ liệu.

Bên cạnh đó, với Luật Quản lý thuế, dự thảo Luật cũng sửa đổi sửa đổi, bổ sung nhóm quy định về tạo nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội thông qua mở rộng cơ sở thu, chống thất thu thuế, bao gồm: Sửa đổi, bổ sung quy định về nguyên tắc khai thuế, tính thuế nhằm mở rộng cơ sở thu, đảm bảo công bằng, bình đẳng trong hoạt động kinh doanh thương mại điện tử.

Ngoài ra, sửa đổi, bổ sung quy định liên quan đến khai thác, chia sẻ dữ liệu giữa cơ quan thuế với các cơ quan liên quan; sửa đổi, bổ sung quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc cung cấp thông tin người nộp thuế.

World Cup
上一篇:BHYT học sinh, sinh viên: Quyền lợi hưởng ngày càng được mở rộng
下一篇:Giá xăng dầu đồng loạt tăng trong kỳ điều hành ngày 2/1