当前位置:首页 > Thể thao > 【tỷ số và tỷ lệ 2 in 1】Một luật sửa 8 luật: Cấp bách nhưng phải chín, phải rõ

【tỷ số và tỷ lệ 2 in 1】Một luật sửa 8 luật: Cấp bách nhưng phải chín, phải rõ

2025-01-12 01:32:50 [Thể thao] 来源:88Point
Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tếVũ Hồng Thanh phát biểu kết thúc phiên họp.

Nhấn mạnh còn có những vấn đề đại biểu băn khoăn,ộtluậtsửaluậtCấpbáchnhưngphảichínphảirõtỷ số và tỷ lệ 2 in 1 quan ngại, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh đề nghị cơ quan soạn thảo dự ánmột luật sửa 8 luật nâng cao hơn nữa chất lượng dự thảo, vì cho dù là cấp bách nhưng chính sách đặt ra phải "chín", phải rõ mới thuyết phục được đại biểu Quốc hội.

Sáng 3/12, Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã họp mở rộng thẩm tra dự án một luật sửa 8 luật, gồm: Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự.

So với đề xuất ban đầu thì đã có 2 luật được đưa ra khỏi phạm vi sửa đổi, bổ sung của Luật này là Luật Hải quan, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

13 ý kiến phát biểu đều đồng tình với sự cần thiết ban hành dự án luật đặc biệt này.

Theo chuyên gia Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam thì đây là hoạt động lập pháp rất có ý nghĩa, là tiền lệ tốt, tạo tiền đề cho giai đoạn sau, với những vấn đề cấp bách thì có thể dùng một luật sửa nhiều luật.

Dự thảo luật có tinh thần rất tích cực, đẩy mạnh phân cấp phân quyền, tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển, ông Tuấn nhận xét.

Còn thiếu định lượng

Quan điểm xây dựng luật này là tập trung sửa đổi, bổ sung một số quy định đang thực sự gây khó khăn, vướng mắc cho hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh, đời sống xã hội.

Những quy định cần sửa đổi, bổ sung phải được xác định rõ ràng về nội dung, phương án sửa đổi, bổ sung và đánh giá tác động cụ thể.

Tuy nhiên, về một số nội dung, chính sách mới tại dự thảo thì còn không ít băn khoăn từ cả đại biểu và chuyên gia.

Một trong  những vấn đề được bàn thảo nhiều chiều đó là hình thức sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại.

Tờ trình dự án luật  giải thích, theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 75 Luật Đầu tư (sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 23 Luật Nhà ở), một trong các hình thức sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại là nhà đầu tư phải “có quyền sử dụng đất ở hợp pháp và các loại đất khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất sang làm đất ở”.

Điểm này đã được hướng dẫn tại Điều 18 Nghị định số 99/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở về việc lựa chọn nhà đầu tư làm chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại theo hướng, điều kiện để được xác định làm chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại đồng thời với quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư là: nhà đầu tư phải có quyền sử dụng đất ở hoặc có quyền sử dụng đất ở và các loại đất khác.

Theo quy định này, tất cả các dự án nhà ở thương mại mà nhà đầu tư đã có quyền sử dụng đất nhưng không phải là đất ở hoặc không có một phần diện tích đất ở, mặc dù phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thì cũng không được chấp thuận là chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại.

Chính phủ cho rằng, các quy định nêu trên là không phù hợp với quy định tại khoản 4 Điều 29 Luật Đầu tư về việc chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư không thông qua đấu giáquyền sử dụng đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp nhà đầu tư có quyền sử dụng đất; quy định tại điểm c khoản 2 Điều 22 của Luật Nhà ở về việc lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại được thực hiện thông qua hình thức chấp thuận nhà đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư; quy định tại các Điều 52, 57, 58 Luật Đất đai... về việc người sử dụng đất được xem xét chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt.

Theo phản ánh của các địa phương, hiệp hội, hiện có nhiều dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại trên cả nước bị ách tắc, không thể triển khai thực hiện (trong đó Hà Nội có khoảng 82 dự án, TPHCM có 126 dự án…) gây thiệt hại cho doanh nghiệp, làm sụt giảm nguồn cung dự án và sản phẩm nhà ở và là một trong những nguyên nhân làm tăng giá nhà, Chính phủ nêu khó khăn.

Và hướng sửa đổi được đề xuất là quy định hình thức sử dụng đất để đầu tư xây dựng dự án nhà ở thương mại là nhà đầu tư có quyền sử dụng đất thuộc một trong các trường hợp sau đây phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về đất đai, trừ trường hợp Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng theo quy định của pháp luật về đất đai; thu hồi đất để đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công: có quyền sử dụng đất ở hợp pháp; có quyền sử dụng đất ở hợp pháp và các loại đất khác không phải là đất ở; có quyền sử dụng các loại đất khác không phải là đất ở.

Quy định này, theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sảnTPHCM là "cơ bản đáp ứng được yêu cầu".

Tuy nhiên, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Xã hội Lâm Văn Đoan nhận xét, đánh giá tác động về nội dung trên chưa toàn diện, không rõ ràng. Báo cáo đánh giá không nói được chi phí bao nhiêu, lợi ích thế nào, chỉ định tính không có định lượng, mà đây là vấn đề kinh tế nên phải rõ ràng, ông Đoan nhấn mạnh.

Phó chủ nhiệm Lâm Văn Đoan cũng cho rằng, nhà ở xã hội, nhà cho công nhân là vấn đề rất cấp thiết, đã được nêu trong nhiều văn bản quan trọng nhưng từ năm 2008 đến nay, mảng này gần như không có bước tiến nào đáng kể.

Nhà ở cho công nhân là vấn đề cấp bách, nếu làm tốt được thì tác động của dịch Covid- 19 vừa rồi giảm đi rất nhiều, nhà ở thương mại có cấp thiết hơn nhà ở cho công nhân không? - ông Đoan nêu vấn đề.

Không chỉ có 126 dự án ách tắc mà còn có 400 - 500 dự án khác, để tháo gỡ khó khăn thì các ý kiến đều đồng tình nhưng còn băn khoăn quy định thế nào để tránh tháo ra nhiều quá dẫn đến dự án tràn lan mà thị trường bất động sản cũng có vẻ nóng rồi, phải tránh gỡ được rồi lại sinh ra hệ luỵ khác, Chủ nhiệm Vũ Hồng Thanh lưu ý.

Băn khoăn doanh nghiệp quốc phòng, an ninh

Đối tượng xác định là doanh nghiệp quốc phòng, an ninh cũng là vấn đề còn ý kiến nhiều chiều.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu trình bày lý do cần sửa quy định này là, khoản 5 Điều 217 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định: “Chính phủ quy định chi tiết việc tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp nhà nước trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh hoặc kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh”, theo đó xác định là doanh nghiệp quốc phòng, an ninh trước hết phải là doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại Điều 88 Luật Doanh nghiệp.

Theo quy định của Nghị định số 93/2015/NĐ-CP ngày 15/10/2015 của Chính phủ thì doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh hoặc kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh phải là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, không bao gồm doanh nghiệp là công ty con của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Tuy nhiên, trên thực tế, một số doanh nghiệp được Bộ Quốc Phòng giao thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh là công ty trách nhiệm hữu hạn do công ty mẹ là Tập đoàn, Tổng công ty thuộc Bộ Quốc phòng sở hữu 100% vốn điều lệ. Trước khi Luật Doanh nghiệp năm 2014 có hiệu lực thi hành, các doanh nghiệp này đã được công nhận là doanh nghiệp quốc phòng, an ninh. Kể từ khi Luật Doanh nghiệp năm 2020 có hiệu lực thi hành, do không thuộc đối tượng được xác định là doanh nghiệp quốc phòng, an ninh, các doanh nghiệp này gặp khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các cơ chế chính sách hiện hành khi hạch toán chi phí thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.

Hiện nay, trên cơ sở chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Quốc phòng đang thực hiện sắp xếp doanh nghiệp thuộc Bộ theo hướng tổ chức lại các doanh nghiệp để hình thành mô hình công ty mẹ - công ty con. Công ty mẹ là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; các công ty con hoạt động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn trực tiếp sở hữu và vận hành các dây chuyền sản xuất vũ khí, trang thiết bị quốc phòng, an ninh và thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh… Và như vậy, các công ty trách nhiệm hữu hạn là công ty con của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thuộc Bộ Quốc phòng tuy là doanh nghiệp quốc phòng, an ninh nhưng sẽ không thuộc đối tượng được áp dụng các cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo các quy định hiện hành.

Từ vấn đề nêu trên thì cần sửa đổi khoản 5 Điều 217 Luật Doanh nghiệp năm 2020 để áp dụng cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh đối với công ty trách nhiệm hữu hạn là công ty con của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Công an.

Cho biết đây là vấn đề lãnh đạo Quốc hội rất quan tâm, Chủ nhiệm Vũ Hồng Thanh khái quát các ý kiến đề cập tại phiên họp là "nhiều đại biểu quan ngại" nếu mở rộng như đề xuất nêu trên.

Vấn đề cấp bách nhưng phải chín, phải rõ, qua ý kiến đại biểu thì vấn đề này chưa thật là chín, là rõ, ông Thanh nhấn mạnh.

Sau khi tiếp tục hoàn thiện, dự án Luật 1 luật sửa 8 luật dự kiến được trình Quốc hội vào kỳ họp bất thường tới đây.

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

推荐文章
热点阅读