游客发表
Trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa,ảnlsửdụnghiệuquảtinguynđấbxh u19 duc hiện đại hóa vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), tài nguyên đất vẫn chưa được quản lý, khai thác hợp lý, sử dụng còn lãng phí và kém hiệu quả. Bên cạnh đó, dưới tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH), nước biển dâng, tình trạng sạt lở gia tăng nghiêm trọng, hàng ngàn héc-ta đất nơi đây đang đứng trước nguy cơ biến mất. Đã đến lúc cần phải xây dựng chiến lược, tầm nhìn mới về quản lý và sử dụng đất một cách hiệu quả.
Tầm nhìn mới cho quản lý, sử dụng đất
ĐBSCL thuộc châu thổ sông Mê Kông, có diện tích đất tự nhiên gần 4 triệu héc-ta. Đất nơi đây vừa đóng vai trò là nguồn lực, vừa là yếu tố đầu vào không thể thiếu trong hoạt động kinh tế của vùng. Tuy nhiên, hiện tại có rất nhiều yếu tố tác động gây ảnh hưởng đến tài nguyên đất. Bên cạnh các dự án treo làm lãng phí “đất vàng” thì mức độ xả thải của các công ty, nhà máy và BĐKH cũng gây ảnh hưởng nhiều đến việc quy hoạch đất đai và làm tăng nguy cơ mất đất.
Cần có hướng điều chỉnh quy hoạch đất phù hợp để dễ dàng trong công tác quản lý và sử dụng.
Kịch bản BĐKH chỉ ra rằng, thời gian tới, ĐBSCL phải chịu tác động mạnh từ hiện tượng cực đoan của thời tiết, nước biển dâng, sạt lở đất. Cụ thể, nếu nước biển dâng cao thêm 0,2m thì khoảng 706km2 đất ở ĐBSCL bị ngập; mực nước biển dâng cao 1m, ĐBSCL sẽ mất từ 15.000-20.000km2 đất. Nếu mực nước dâng như hiện nay thì trong thời gian tới có khoảng từ 60.000-90.000ha đất sản xuất thuộc các huyện ven biển như Năm Căn và Ngọc Hiển của tỉnh Cà Mau có nguy cơ biến mất. Trước ảnh hưởng của BĐKH, tốc độ sạt lở đất sẽ ngày càng nhanh hơn.
Trong bối cảnh BĐKH cùng nhiều yếu tố tác động khác, quy hoạch kế hoạch sử dụng đất vùng ĐBSCL cần phải có những thay đổi, điều chỉnh kịp thời cả trong tư duy, định hướng quy hoạch lẫn quy trình nghiệp vụ trong thẩm định và phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Nhằm tránh tình trạng “đất vàng bỏ hoang” cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng, PGS, TS Võ Quang Minh, Khoa Môi trường Tài nguyên thiên nhiên, Trường Đại học Cần Thơ, đề xuất: “Cần nghiên cứu, điều tra thực tế nhu cầu sử dụng đất từng dự án, đồng thời công khai quy hoạch sử dụng đất để nhà đầu tư có thể lựa chọn khu đất và phương án đầu tư. Phía địa phương cũng có hướng điều chỉnh quy hoạch đất một cách phù hợp, tránh gây lãng phí đất như thời gian qua”.
Liên quan đến vấn đề quản lý và sử dụng đất đai trong điều kiện BĐKH, ông Christian Henckes, Giám đốc Chương trình Quản lý tổng hợp vùng ven biển (ICMP) đề cập, diễn biến cực đoan của thời tiết đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế - xã hội và đất đai cũng không ngoại lệ. Chính hiện tượng sạt lở đất là nguy cơ lớn nhất dẫn đến lượng đất mà 4.000-6.000 năm mới bồi lắng được bị biến mất.
“Ngay bây giờ, chúng ta phải nhanh chóng thực hiện các giải pháp đồng bộ như trồng rừng chắn sóng vùng ven biển, xây đê chắn sóng… để hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng sạt lở xảy ra. Trồng các loại cây chống sạt lở, nếu trồng đủ dày và chắc thì vẫn có thể phòng, chống được. Bởi vì, các khu vực rừng ngập mặn có hệ thống rễ, thân, cành, lá dày đặc sẽ tạo thành lớp rào bằng vật liệu mềm, giảm sức chống phá của sóng. Mặt khác, các lớp thảm thực vật cản sóng, lượng phù sa và mùn bã hữu cơ được cố định và nâng cao. Từ đó, các trụ mầm và quả, hạt của các loại cây ngập mặn nhanh chóng sinh trưởng chiếm cứ vùng bãi bồi”, ông Christian Henckes kiến nghị.
Nhiều cách làm hay, hiệu quả
Để giảm tình trạng đất bỏ hoang do nhiều dự án, công trình chậm triển khai, thời gian qua, tỉnh Vĩnh Long đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm tăng cường quản lý đất đai, chống lãng phí trong sử dụng nguồn tài nguyên đất và góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút đầu tư. Cụ thể, tỉnh đã thực hiện cải cách hành chính theo đề án “một cửa liên thông” kết hợp với việc công khai minh bạch các thông tin trên trang website của tỉnh về đất các dự án đã được giao, cho thuê, chuyển mục đích. Tăng cường kiểm tra, rà soát, đối thoại với các nhà đầu tư để kịp thời tháo gỡ khó khăn về thủ tục phát sinh cho doanh nghiệp.
Cũng liên quan đến vấn đề lãng phí đất đai gây ảnh hưởng đến tài nguyên đất, để tránh tình trạng doanh nghiệp kéo dài thời gian thi công các công trình, dự án do thủ tục rườm rà, phức tạp, thành phố Cần Thơ đã tập trung giải quyết hồ sơ đúng thời gian quy định. Rà soát, cắt giảm thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục cấp chứng nhận quyền sử dụng đất, công khai minh bạch các chỉ tiêu tiếp cận đất đai. Riêng vấn đề ô nhiễm môi trường và các dự án treo gây ảnh hưởng và lãng phí tài nguyên đất, ông Đào Anh Dũng, Phó Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ, cho biết: “Thành phố đã rà soát, kiểm tra và xử lý mạnh tay đối với các công ty xả thải ra môi trường, đồng thời thu hồi những dự án chậm triển khai theo quy định”.
Đối với Hậu Giang, khi thông tin về biện pháp phòng, chống sạt lở, ông Lê Phước Đại, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh, cho hay: “Hậu Giang là tỉnh thường xuyên xảy ra sạt lở. Tuy nhiên, đến thời điểm này có thể nói đã cơ bản ổn. Bên cạnh việc trồng cây bảo vệ đất, chúng tôi chọn đoạn có nước chảy xiết để lắp thí điểm hệ thống kè mềm sử dụng bao địa kỹ thuật Soft Rock, phía dưới lòng sông sẽ được đóng các loại cừ gỗ kiên cố để chống lún. Bước đầu có thể thấy khả năng chống chịu lực của kè mềm đã mang lại hiệu quả. Thời gian tới, tỉnh sẽ thực hiện thêm nhiều điểm khác trên địa bàn”.
Bên cạnh các mô hình, cách làm hay, một số địa phương còn lấy giáo dục, thuyết phục, răn đe để phòng ngừa ô nhiễm và suy thoái môi trường, giảm nguy cơ mất dần tài nguyên đất. Song song với đó là xây dựng chiến lược đẩy mạnh kinh tế hóa lĩnh vực đất đai để thúc đẩy ngành quản lý đất đai phát triển nhanh chóng và bền vững, nâng tầm đóng góp của đất đai và công tác quản lý đất cho phát triển kinh tế - xã hội của ĐBSCL.
Bài, ảnh: THÚY AN
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接