【kết quả cúp c1 sáng nay】Cần "nhạc trưởng" điều phối cho liên kết tiêu thụ sản phẩm

作者:Thể thao 来源:Cúp C2 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-12 16:07:42 评论数:
MEGASTORY: Thắt chặt liên kết trong chuỗi giá trị toàn cầu
Lo đầu vào cho sản xuất để giảm phụ thuộc nhập khẩu
“Bắt tay” doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu,ầnquotnhạctrưởngquotđiềuphốicholiênkếttiêuthụsảnphẩkết quả cúp c1 sáng nay nông dân tăng chuyên nghiệp

Đây là ý kiến nhận xét, đánh giá của các chuyên gia tại Diễn đàn “Đẩy mạnh liên kết vùng - Tăng tốc phát triển kinh tế: Kết nối tiêu thụ sản phẩm cho doanh nghiệp, hợp tác xã” do Tạp chí Kinh Doanh (Liên minh Hợp tác xã Việt Nam) phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức sáng 26/10 tại Hà Nội.

Diễn đàn “Đẩy mạnh liên kết vùng-Tăng tốc phát triển kinh tế: Kết nối tiêu thụ sản phẩm cho doanh nghiệp, hợp tác xã”.
Diễn đàn “Đẩy mạnh liên kết vùng - Tăng tốc phát triển kinh tế: Kết nối tiêu thụ sản phẩm cho doanh nghiệp, hợp tác xã”.

Làm sao để duy trì tăng trưởng xuất khẩu bền vững

Các chuyên gia đánh giá, thị trường nông sản của Việt Nam thời gian qua đã có những bước phát triển vượt bậc. Xuất khẩu nông sản tăng nhanh cả về sản lượng và kim ngạch. Nếu như năm 2010 mới chỉ có 03 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD thì đến hết năm 2021, nhóm hàng nông sản đã có 10 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, trong đó 6 nhóm hàng xuất khẩu trên 3 tỷ USD.

Theo thống kê mới nhất, khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã hiện thu hút khoảng 7 triệu thành viên tham gia. Các hợp tác xã đã thu hút được 3,28 triệu hộ nông dân (chiếm khoảng 38% tổng số hộ nông dân cả nước). Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Thịnh, Phó Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, trên cả nước còn gần 70% hợp tác xã nông nghiệp chưa tham gia tiêu thụ nông sản, chưa làm được vai trò cầu nối nông dân với doanh nghiệp. Một số hợp tác xã có tham gia nhưng cũng ở mức độ, quy mô nhỏ, chủ yếu là thỏa thuận mua bán, tổ chức các vùng nguyên liệu chưa đạt chuẩn về chất lượng, sản xuất theo hợp đồng gắn với thị trường tiêu thụ diễn ra chậm. Bên cạnh đó, việc tiêu thụ sản phẩm còn qua nhiều khâu trung gian nên hiệu quả kinh tế không cao.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho hay, đang có sự chồng chéo trong sản xuất sản phẩm, thể hiện ở việc cùng 1 loại quả nhưng có nhiều địa phương cùng trồng ồ ạt. Kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng lên nhưng vấn đề làm sao để duy trì đà tăng trưởng bền vững mới quan trọng. Hơn nữa, thế giới đang đứng trước những xu hướng mới mà nếu không theo kịp thì chúng ta tụt hậu so với thế giới.

Cũng nói về thực tế của xuất khẩu, tiêu thụ nông sản, ông Hoàng Anh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, hệ thống phân phối nông sản tự phát, manh mún, nhỏ lẻ, tổ chức kém và thiếu liên kết làm tăng rủi ro, chi phí giao dịch; gây khó khăn cho kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm và kiểm soát dịch bệnh. Thị trường xuất khẩu nông sản lệ thuộc nhiều vào thị trường truyền thống dễ bị tổn thương.

Giải bài toán liên kết và huy động nguồn lực

Từ những thực tế nêu trên, TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, cần hình thành và nâng cấp hệ thống cụm liên kết các ngành công nông nghiệp chuyên môn hóa và các tổ hợp công nghiệp quy mô lớn. Nhất là tăng cường liên kết vùng và tích hợp kết nối chuỗi giá trị của các ngành công nghiệp, nông nghiệp vào quá trình xây dựng và thực thi quy hoạch phát triển địa phương, vùng và quốc gia nhằm tạo thuận lợi cho sự chuyên môn hóa địa phương và hợp tác liên vùng trên cả nước.

Cũng theo TS. Minh, cần cơ cấu lại các khu kinh tế, khu công nghiệp theo hướng bền vững, sinh thái gắn với hình thành các cụm liên kết ngành công nghiệp, các mạng sản xuất, chuỗi giá trị công nghiệp có tính đến lợi thế so sánh của từng địa bàn, vùng theo hướng tăng cường hỗ trợ và kết nối các chuỗi cung ứng trong nước nhằm thúc đẩy sự hội nhập của Việt Nam vào các chuỗi giá trị toàn cầu hiệu quả hơn.

Về các mô hình mới góp phần tăng cường sức chống chịu của nền kinh tế Việt Nam, bà Trần Thị Hồng Minh khuyến nghị cần gia tăng ứng dụng chuyển đổi số trong thương mại nhằm thực hiện hiệu quả các hiệp định thương mại tự do trong bối cảnh mới; thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn nhằm sớm bắt nhịp phục hồi kinh tế và chuyển đổi xanh ở Việt Nam. Riêng hệ thống Liên minh Hợp tác xã cũng như các hợp tác xã cần đẩy mạnh chuyển đổi số trong các hoạt động quản trị, tổ chức sản xuất, thương mại, gắn với quá trình gia tăng hợp tác, liên kết với các chủ thể khác trong các cụm liên kết ngành.

Ngoài ra, để tăng giá trị nông sản tại thị trường trong nước cũng như xuất khẩu, các doanh nghiệp, hợp tác xã cần gia tăng liên kết và cần đầu mối điều phối. “Việc thiếu “nhạc trưởng” đứng ra điều phối khiến nhiều địa phương nằm trong mắt xích liên kết, sau khi hô hào liên kết hợp tác với nhau nhưng lại quay ra tổ chức các hoạt động riêng, “một mình một mâm”, ông Nguyễn Văn Thịnh nhấn mạnh.

Vì thế, các doanh nghiệp nêu ý kiến, sản phẩm nông sản cần hàm lượng chế biến sâu và tinh thông qua xây dựng vùng nguyên liệu tập trung, có hạ tầng giao thông vận tải thuận lợi; đồng thời, cần tổ chức lại sản xuất cho người nông dân, doanh nghiệp, khi tham gia liên kết với người nông dân thì phải nhìn ra được nhu cầu thị trường. Bên cạnh đó, cần giảm chi phí sản xuất, tổn thất thu hoạch, gia tăng giá trị cho nông sản; cần hình thành các vùng chuyên canh tập trung, đầu tư cơ sở hạ tầng tốt, đẩy mạnh liên kết vùng để đảm bảo đầu ra cho sản phẩm.

Ở góc độ của một chuyên gia tài chính, TS. Cấn Văn Lực đặc biệt nhấn mạnh đến việc huy động nguồn lực tài chính phát triển hạ tầng, đẩy mạnh liên kết vùng. TS. Lực đã nhấn mạnh đến việc giải các bài toán của nền kinh tế như: đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công nói chung và vốn ODA; cơ chế chia sẻ rủi ro rõ ràng hơn đối với cả ngân hàng thương mại tham gia cho vay; tạo điều kiện cho doanh nghiệp huy động vốn từ thị trường trái phiếu; đẩy mạnh liên kết vùng, nhất là liên hết hạ tầng giao thông…

最近更新