Chiếc nón lá,ỗilngnghềchằsoi kèo juventus vs torino từ bao đời nay luôn là hình ảnh đẹp gắn liền với các bà, các mẹ, các chị, nhưng bây giờ nghề chằm nón lá có nhiều cái khó lắm... Chị Lương Phước Minh Trang có hơn 18 năm gắn bó với nghề chằm nón lá. Qua lời giới thiệu của một vài người quen, chúng tôi có dịp tìm đến khu vực 5, phường III, thành phố Vị Thanh, nơi mà cách đây vài năm có rất nhiều chị em phụ nữ gắn bó với nghề chằm nón lá. Nếu trước đây, công việc chằm nón lá được xem là nghề tạo công ăn việc làm, giúp nhiều chị em phụ nữ kiếm thêm thu nhập ổn định cuộc sống, thì ngày nay cũng vì cuộc sống mà nhiều người đành phải bỏ nghề. Là một trong những người vẫn chọn gắn bó với nghề chằm nón lá, chị Lương Phước Minh Trang, cho biết: “Tôi gắn bó với nghề chằm nón lá đến nay cũng 18 năm rồi. Hồi trước ở đây nhiều người cũng theo nghề chằm nón lắm, nhưng do thu nhập ít quá không trang trải đủ cuộc sống, nên đa phần họ bỏ nghề đi làm thuê hết rồi. Tuy cuộc sống giờ hiện đại hơn trước rất nhiều, nhưng ngày nay nón lá vẫn rất được các chị em phụ nữ sử dụng để đội đi ruộng, đi làm mía, đi mua lúa...”. Để cho ra một chiếc nón lá hoàn chỉnh phải mất rất nhiều công đoạn như: làm khung, chuốt vành, chằm nón… Tuy nhiên, để có một chiếc nón đẹp, khâu bảo quản lá và vành nón cũng hết sức quan trọng. “Thường các nguyên liệu chằm nón tôi chủ yếu đi mua. Lá để lợp nón là loại lá Huế, được lựa chọn và xử lý qua nhiều công đoạn hết rồi, nên mua về chỉ cần bảo quản để lá giữ màu trắng xanh và cho mặt lá thật phẳng là được. Còn khung và vành nón được làm bằng trúc già, mua về cũng chuốt lại cho mặt trúc thật mịn để khi cho ra thành phẩm, nón được đẹp hơn”, chị Trang chia sẻ thêm. Trung bình 1kg lá sẽ cho ra 10 cái nón, nếu lợp lá mỏng số lượng nón sẽ nhiều hơn. Do chỉ chằm nón khi có khách đặt, nên nón lá của chị Trang được bán theo giá từ 70.000-100.000 đồng/cái tùy theo mức độ dày, mỏng của chiếc nón. Một cái nón lá thông thường sẽ có 16 vành từ nhỏ đến lớn. Nón lá sau khi chằm xong sẽ được mang đi phơi khoảng 1 tiếng ở mặt trong và mặt ngoài. Sau đó, sẽ đánh một lớp dầu bóng ở mặt ngoài chiếc nón nữa là hoàn thành. Gắn bó với nghề chằm nón lá hơn 20 năm, bà Trần Thị Loan, ở ấp Thạnh Phú, xã Hỏa Lựu, thành phố Vị Thanh, nói: “Nghề làm nón này đòi hỏi người thợ phải thật tỉ mỉ, khéo léo và cẩn thận trong mỗi mũi kim. Vì nếu ngay ở công đoạn đầu làm không tốt sẽ dễ làm cho lá bị rách ngay, còn cách cầm kim cũng phải thật mềm mại, mỗi mũi kim phải thẳng đều từ trong ra ngoài. Nghề này giờ chủ yếu giúp chị em phụ nữ làm thêm lúc nhàn rỗi thôi, chứ lời ít lắm”. Nón lá đặt chằm sẽ khác nón bán ở chợ về độ dày của lá lợp và độ cứng của vành. Thường một cái nón lá đặt có thể sử dụng được hơn nửa năm hoặc lâu hơn. Tuy nhiên, trung bình mỗi ngày bà Loan chỉ chằm được một cái nón. Theo đó, trừ hết chi phí lời được khoảng 40.000 đồng/cái. Còn đối với bà Nguyễn Thị Nhung, ở ấp Thạnh Đông, xã Hỏa Lựu, thành phố Vị Thanh, người đã có hơn 20 năm gắn bó với nghề chằm nón lá và từng được mời dạy ở các lớp dạy nghề cho lao động nông thôn, chứng kiến nhiều thăng trầm của nghề chằm nón lá bà Nhung cũng không khỏi chạnh lòng. Bà Nhung tâm sự: “Lúc trước, người chằm nón nhiều nhưng nón lá chằm ra lại rất khó bán, còn mấy năm nay ít người làm thì nón lá lại bán rất được. Cách đây khoảng 2 năm, lớp học chằm nón nhiều học viên lắm còn thời gian sau này, không còn học viên theo học nữa. Tại nhiều chị em thấy nghề này để làm ra được một sản phẩm rất lâu, có khi phải mất cả ngày, nhưng tiền công chẳng được bao nhiêu, vì vậy ít ai chịu học”. Tuy không còn đi dạy, nhưng để lưu giữ nghề bà Nhung cũng làm nón để bỏ mối bán ở các chợ và dạy nghề cho những chị em có nhu cầu. Dù nghề chằm nón có nhiều thăng trầm, nhưng với những tiện ích của nó, vừa đội để che nắng, che mưa, vừa để điểm tô thêm phần duyên dáng cho người phụ nữ, nón lá chắc chắn vẫn còn và hứa hẹn sẽ khởi sắc hơn… Bài, ảnh: MỸ XUYÊN |