La liga

【bragantino】Bắt tay xây dựng liên kết chuỗi dệt may trong khối ASEAN

字号+ 作者:88Point 来源:Ngoại Hạng Anh 2025-01-10 17:11:05 我要评论(0)

Xuất khẩu dệt may kỳ vọng 45-47 tỷ USD trong 2023Doanh nghiệp dệt may, da giày chuyển đổi sang mô hì bragantino

Xuất khẩu dệt may kỳ vọng 45-47 tỷ USD trong 2023
Doanh nghiệp dệt may,ắttayxâydựngliênkếtchuỗidệtmaytrongkhốbragantino da giày chuyển đổi sang mô hình sản xuất xanh
Các doanh nghiệp trong khối AFTEX tìm hiểu về các sản phẩm, nguyên phụ liệu mới của ngành dệt may Việt Nam bên lề hội nghị. Ảnh: N.H
Các doanh nghiệp trong khối AFTEX tìm hiểu về các sản phẩm, nguyên phụ liệu mới của ngành dệt may Việt Nam bên lề phiên họp. Ảnh: N.H

Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, ngành dệt may Việt Nam hiện đang đứng trước những khó khăn thách thức như dịch bệnh, suy thoái kinh tế toàn cầu, sức mua giảm trên cả thị trường trong nước và thị trường các nước nhập khẩu lớn như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… Cùng với đó là tình trạng đồng tiền mất giá ở một số nước nhập khẩu số lượng lớn.

Tuy vậy, kim ngạh xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam trong năm 2022 vẫn ước đạt 44 tỷ USD, tăng 8,8% so với năm 2021. Dệt may Việt Nam đang xuất khẩu vào khoảng 66 vùng lãnh thổ trên toàn cầu, với 55 mặt hàng chủ lực.

Trong năm 2023, kim ngạch xuất khẩu mục tiêu của dệt may Việt Nam dự kiến đạt 47-48 tỷ USD. Việt Nam hiện đã ký kết 17 Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới, trong đó 15 Hiệp định đã có hiệu lực. Đây là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp đầu tư vào phần cung thiếu hụt của ngành Dệt may Việt Nam.

Trong khi đó, bà Maritess Jocson-Agoncillo, Giám đốc điều hành Liên đoàn may mặc xuất khẩu Phillipines (CONWEP) cho biết, các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu của Philippines vẫn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu, nguồn cung vải và dệt may đa phần là từ các nhà máy được chỉ định, chủ yếu là từ Trung Quốc. Chính vì lý do này ngành dệt may Philippines khó có thể phát triển theo chiều dọc do nguyên liệu chưa đủ để đáp ứng nhu cầu trong nước.

Còn theo ông Kaing Monika, Phó Tổng thư ký Hiệp hội dệt may, da giày và đồ dùng du lịch Campuchia (TAFTAC), ngành công nghiệp may mặc, giày dép và hàng du lịch là xương sống của nền kinh tế Campuchia trong hơn hai thập kỷ qua. Ngành này, sử dụng hơn 800.000 công nhân chiếm 10% tổng số lao động có việc làm chính thức và không chính thức của nền kinh tế.

Tuy nhiên, đến nay cơ cấu của ngành này vẫn chủ yếu là các đơn hàng gia công, hầu hết đều sử dụng các nguyên liệu thô nhập khẩu. Các doanh nghiệp gặp nhiều thách thức với yêu cầu thời gian giao hàng ngắn và các đơn đặt hàng nhỏ cho loại hàng thời trang nhanh.

Hiệp hội May mặc Lào cũng nêu lên rằng ngành may mặc Lào đang đối diện với nhiều thách thức như thiếu nguồn cung cấp nguyên liệu địa phương và ngành công nghiệp hỗ trợ, gây tác động đến thời gian sản xuất; thiếu đầu tư cho ngành dệt may.

Còn tại Malaysia, tình trạng thiếu công nhân là vấn đề lớn, gây trở ngại cho công tác mở rộng ngành dệt may nước này. Lực lượng lao động của ngành may mặc Malaysia phụ thuộc vào lao động nước ngoài.

Từ những cơ hội và thách thức đan xen trên toàn cầu cũng như của ngành dệt may các nước trong khối AFTEX, ông Vũ Đức Giang đề nghị cộng đồng các doanh nghiệp trong khối AFTEX xây dựng kênh thông tin kết nối chặt chẽ hơn, qua đó giới thiệu về thế mạnh của các nước, những giải pháp cần chia sẻ, hỗ trợ lẫn nhau. Đặc biệt, ông Giang cho rằng cần xây dựng chương trình liên kết chuỗi trong nội khối AFTEX về sợi, dệt, nhuộm, may; thúc đẩy thị trường nội khối AFTEX về sản phẩm dệt may và thúc đẩy cộng đồng các doanh nghiệp thực hiện chương trình phát triển bền vững, sử dụng năng lượng tái tạo, tiết kiệm nguồn nước, sử dụng năng lượng mặt trời, giảm khí thải nhà kính, thực hiện chương trình xanh hóa ngành dệt may khối AFTEX.

Đề xuất của ông Vũ Đức Giang đã nhận được sự đồng tình của các doanh nghiệp trong khối AFTEX. Trong đó, đại diện đến từ Malaysia cho rằng các thành viên AFTA cần cùng nhau chia sẻ và chuyển giao kiến thức, công nghệ; hợp tác trong Chương trình nghiên cứu và phát triển (R&D) ASEAN; xây dựng hệ sinh thái kinh tế tuần hoàn ASEAN...

Đặc biệt, các doanh nghiệp cũng mong muốn có chương trình hợp tác đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực trong nội khối. Đồng thời hợp tác minh bạch truy xuất nguồn gốc, ứng phó với những rủi ro như xung đột thương mại Mỹ - Trung, Đạo luật Ngăn chặn lao động cưỡng bức tại Tân Cương của Mỹ…

Trong khuôn khổ sự kiện cũng đã diễn ra Lễ bàn giao chức danh Chủ tịch luân phiên AFTEX từ ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội dệt may Việt Nam (VITAS) cho ông Tan Kim Teck Albert, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may - da giày - đồ dùng du lịch Campuchia (TAFTAC). Theo đó, ông Tan Kim Teck Albert sẽ là Chủ tịch AFTEX trong nhiệm kỳ 2023-2024.

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
  • Công ty tổ chức đấu giá biển số xe hưởng thù lao như thế nào?

    Công ty tổ chức đấu giá biển số xe hưởng thù lao như thế nào?

    2025-01-10 16:20

  • Đoàn đại biểu quốc hội tỉnh lấy ý kiến đóng góp một số dự án luật

    Đoàn đại biểu quốc hội tỉnh lấy ý kiến đóng góp một số dự án luật

    2025-01-10 15:33

  • Đảm bảo mọi điều kiện để cuộc bầu cử diễn ra an toàn và thành công tốt đẹp

    Đảm bảo mọi điều kiện để cuộc bầu cử diễn ra an toàn và thành công tốt đẹp

    2025-01-10 15:10

  • Cảnh báo lưu hành vi

    Cảnh báo lưu hành vi

    2025-01-10 14:27

网友点评