您现在的位置是:Ngoại Hạng Anh >>正文

【soi cau 247 .net】Đòn giáng vào sự phục hồi kinh tế Trung Quốc

Ngoại Hạng Anh8796人已围观

简介Trung Quốc thu hút vốn đầu tư nước ngoài để hỗ trợ phục hồi kinh tế Kinh tế Trung Quốc ghi nhận nhữn ...

Trung Quốc thu hút vốn đầu tư nước ngoài để hỗ trợ phục hồi kinh tế Kinh tế Trung Quốc ghi nhận những số liệu đáng lo ngại Tình trạng giảm phát của kinh tế Trung Quốc liệu có đáng lo ngại?ĐòngiángvàosựphụchồikinhtếTrungQuốsoi cau 247 .net
CPI tháng 10 của Trung Quốc giảm 0,2% so với năm ngoái
CPI tháng 10 của Trung Quốc giảm 0,2% so với năm ngoái

Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) ngày 8/11 công bố dữ liệu cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 10 đã giảm 0,2% so với tháng 10 năm ngoái. Chỉ số giá sản xuất (PPI) giảm trong tháng thứ 13 liên tiếp, với mức giảm 2,6% so với cùng kỳ năm ngoái, so với mức giảm dự báo 2,7% của các nhà kinh tế. NBS cho biết giá gia súc và thịt nhìn chung đã giảm 17,9%, do giá thịt lợn giảm 30,1%. Giá phi thực phẩm tăng 0,7%.

Trong những tháng gần đây, nền kinh tế Trung Quốc đã có những dấu hiệu phục hồi khác nhau, khiến các nhà kinh tế tranh luận liệu kinh tế Trung Quốc có đạt được mục tiêu tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) chính thức mà chính phủ đề ra trong năm nay là 5% hay không - mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ. Giá cả đã rơi vào vùng âm trong tháng 7 trước khi tăng trưởng trở lại trong những tháng tiếp theo.

Các nhà phân tích cho rằng niềm tin của người tiêu dùng thấp là nguyên nhân dẫn đến số liệu lạm phát yếu. Giá thịt lợn giảm càng làm trầm trọng thêm xu hướng này trong tháng 10. Giá lợn sống tương lai được giao dịch trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên của Trung Quốc đã giảm khoảng 15% trong tháng này. Giá thịt ở Trung Quốc, nước sản xuất và tiêu thụ thịt lợn lớn nhất thế giới, tuân theo chu kỳ bùng nổ và suy thoái, với tình trạng nguồn cung dư thừa dẫn đến giá giảm mạnh và khiến CPI biến động.

Trong một lưu ý phân tích, Goldman Sachs cho rằng chỉ số CPI chung của Trung Quốc sẽ tăng dần trong những tháng tới, mặc dù “giảm phát giá thịt lợn dai dẳng có thể sẽ làm chậm tốc độ này”. Trong khi đó nhà kinh tế Rob Carnell thuộc tập đoàn ING cho rằng Trung Quốc đang phải chịu tình trạng giảm phát, không chỉ sụt giảm về giá tiêu dùng mà còn về giá “tài sản thực, tài chính và tiền lương”. Ông nhận định: “Những gì Trung Quốc hiện có là tỷ lệ lạm phát cơ bản thấp, phản ánh thực tế rằng nhu cầu trong nước khá yếu. Những gì chúng ta đang chứng kiến ngày nay chủ yếu là do nguồn cung dư thừa chứ không phải do nhu cầu sụt giảm”.

Các chỉ số khác gần đây đã cho thấy một bức tranh hỗn hợp về sự phục hồi kinh tế Trung Quốc. Trong tháng 10, xuất khẩu của Trung Quốc giảm 6,4% tính theo đồng USD so với cùng kỳ năm trước, tháng giảm thứ sáu liên tiếp, trong khi hoạt động sản xuất cũng giảm. Một dấu hiệu tích cực từ dữ liệu thương mại là nhập khẩu của Trung Quốc trong tháng 10 đã tăng 3% so với tháng 10/2022.

Các nhà kinh tế cho rằng Chính phủ Trung Quốc cần phải làm nhiều hơn nữa để kích thích tiêu dùng trong nước và thúc đẩy nhu cầu đang suy giảm trong nền kinh tế.

Trong khi đó, các nhà phân tích cảnh báo mặc dù nền kinh tế Trung Quốc năm 2023 được hưởng lợi từ hiệu ứng cơ bản thấp so với một năm trước đó, nhưng năm 2024 có thể chứng tỏ nhiều thách thức hơn đối với tăng trưởng GDP trừ khi quá trình phục hồi đạt được lực đẩy lớn hơn.

Tags:

相关文章