Người di cư trên biển Địa Trung Hải được Lực lượng bảo vệ bờ biển Libya giải cứu và đưa về căn cứ của hải quân ở Tripoli. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Báo cáo mới nhất về tình hình di cư trên thế giới của Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) công bố ngày 18-6,ứctranhuaacutemvềtigravenhtrạngngườidicưtrongnăsoi kèo bóng đá tối hôm nay cho biết tới cuối năm ngoái, đã có tổng cộng 65,6 triệu người trên thế giới buộc phải trốn chạy và tìm đường sống mới, cao hơn năm 2015 khoảng 300.000 người mà nguyên nhân là chiến tranh, bạo lực và ngược đãi.
Đa phần những người phải dứt áo ra đi vì sợ hãi xung đột vũ trang khốc liệt tại Syria, Nam Sudan... chủ yếu di dân trong năm ngoái là là di dân nội địa (40,3 triệu người), xảy ra ở các nước như Syria, Iraq, cũng như Colombia. Ngoài ra, 2,8 triệu người đã phải rời bỏ đất nước tìm nơi lánh nạn ở nước ngoài.
Điều đặc biệt đáng lo ngại là số người di cư mới vẫn rất cao, tổng cộng lên tới 10,3 triệu trong năm 2016, tương đương với cứ 3 giây lại có một người phải bỏ nhà cửa, quê hương ra đi.
Trẻ em, chiếm một nửa số người tị nạn trên thế giới, tiếp tục là những nạn nhân đáng thương do chúng là đối tượng dễ bị tổn thương nhất. Có khoảng 75.000 yêu cầu xin tị nạn là của trẻ em di cư một mình hoặc bị tách khỏi cha mẹ. Báo cáo cho rằng con số này có thể còn thấp hơn con số thực tế.
Người đứng đầu UNHCR Filippo Grandi nhấn mạnh đây là những con số không thể chấp nhận được, cho thấy hơn bao giờ hết, cộng đồng quốc tế cần đoàn kết vì mục tiêu chung ngăn chặn và giải quyết các cuộc khủng hoảng, bảo vệ dân thường vô tội.
Trong một diễn biến liên quan, ngày 18-6, các tàu cứu hộ của Lực lượng Bảo vệ bờ biển Italy và Tây Ban Nha đã cứu được khoảng 730 người di cư trên các thuyền gỗ và thuyền cao su lênh đênh trên Địa Trung Hải nhiều ngày qua.
Lực lượng trên cho biết những người di cư được cứu trong 7 chiến dịch cứu hộ khác nhau trên 3 chiếc thuyền cao su và 4 thuyền gỗ đang trôi dạt ngoài khơi bờ biển Libya.