【thứ hạng của melbourne knights】Thiếu liên kết vùng, khó phát triển các khu kinh tế

  发布时间:2025-01-10 09:46:35   作者:玩站小弟   我要评论
Cảng nước sâu Nghi Sơn – một trong những dự án lớn tại Khu kinh tế Nghi SơnTuy nhiên, thời điểm hiện thứ hạng của melbourne knights。

nigh son

Cảng nước sâu Nghi Sơn – một trong những dự án lớn tại Khu kinh tế Nghi Sơn

Tuy nhiên,ếuliênkếtvùngkhópháttriểncáckhukinhtếthứ hạng của melbourne knights thời điểm hiện nay cần nhìn nhận lại để khắc phục những tồn tại, khi tính cục bộ địa phương và thiếu động cơ liên kết vùng có thể sẽ kéo lùi sự phát triển của các mô hình này.

Những “con gà đẻ trứng vàng”

Đến thời điểm hiện nay, sau hơn 25 năm hình thành và phát triển, đã khẳng định sự đóng góp không nhỏ đối với phát triển kinh tế - xã hội của mô hình khu công nghiệp (KCN), KKT. Các KCN, KKT đã góp phần vào đổi mới môi trường đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, đặc biệt là sự “thay da đổi thịt” ở các địa phương. Có những địa phương nghèo, là vùng đồi cát nắng cháy, sau hơn chục năm phát triển của KKT đã có đóng góp về ngân sách Trung ương.

Chỉ tính riêng đối với các KKT ven biển, việc hình thành các KKT này đã tạo cơ chế cho nhiều địa phương phát triển. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổng diện tích mặt đất và mặt nước biển của 16 KKT ven biển là gần 815 nghìn ha. Trong năm 2016, các KKT ven biển đạt tổng doanh thu khoảng 8 tỷ USD, xuất khẩu đạt hơn 5 tỷ USD, đóng góp vào ngân sách nhà nước (NSNN) khoảng 30 nghìn tỷ đồng, giải quyết việc làm cho khoảng 130 nghìn lao động. Cùng với đó, một số khu du lịch, nghỉ dưỡng tại các KKT ven biển đã hình thành, thu hút phát triển ngành Du lịch cho các địa phương. Những KKT phát triển thành công phải kể đến như Chu Lai (Quảng Nam), Bình Dương, hay khu vực nam TP. Hồ Chí Minh. Cả Bình Dương và khu vực phía nam TP. Hồ Chí Minh, Nhà nước gần như không phải bỏ nguồn lực tài chính, ngân sách nhưng kết quả đã tạo ra một nguồn ngân sách khổng lồ, là những “con gà đẻ trứng vàng” cho NSNN trên nền tảng của những hoạt động kinh tế hết sức năng động và thực chất.

Cùng với đó, cơ chế, chính sách tài chính của các KKT, KKT cửa khẩu được hoàn thiện, đã tác động tích cực đến hoạt động phát triển thương mại, du lịch, giao lưu kinh tế, gia tăng sản xuất, kim ngạch xuất khẩu, đóng góp vào nguồn thu ngân sách, hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng KKT. Các chính sách ưu đãi, cơ chế quản lý thông thoáng khuyến khích đầu tư lâu dài và giúp các nhà đầu tư, doanh nghiệp (DN) yên tâm phát triển sản xuất. Các DN thành lập mới hoạt động được hưởng nhiều ưu đãi, ví dụ như ưu đãi thuế thu nhập DN, thuế suất thấp duy trì trong nhiều năm…

Theo TS. Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, dù chưa có khái niệm mạch lạc về đặc khu hành chính kinh tế, nhưng các mô hình này đã đóng góp lớn cho sự phát triển của các địa phương nói riêng và thực hiện các mục tiêu tăng trưởng kinh tế xã hội nói chung. Về bản chất, các KKT đã giúp các tỉnh phát triển và gỡ cho DN rất nhiều, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tăng sức cạnh tranh.

Muốn mạnh phải liên kết phát triển

Tuy nhiên, mô hình các KKT đang dần bộc lộ nhiều hạn chế. Theo TS. Huỳnh Thế Du, Đại học Fulbright, có những KKT thực chất chỉ là nơi tập trung các DN hay cơ sở sản xuất công nghiệp của địa phương. Trong khi đó, vấn đề nan giải nhất hiện nay là tính cục bộ địa phương và thiếu động cơ liên kết vùng. Cơ chế chính sách tài chính và quy chế hoạt động của một số KKT đặc thù cũng bộc lộ hạn chế, cần khắc phục.

TS. Huỳnh Thế Du chỉ ra rằng, mỗi tỉnh hay mỗi KKT chỉ cần có một dự án hay DN rất lớn là mọi chuyện có thể thay đổi, nhất là về khía cạnh ngân sách. Do đó, nhiều địa phương sẽ tìm nhiều cách khác nhau để có được những công trình như vậy. Địa phương ven biển có một số lợi thế thì tự thân vận động và địa phương đã có dự án được chọn sẽ cố gắng triển khai. Các địa phương ở những nơi bất lợi khác cũng muốn được ưu ái để có được những dự án lớn. Tuy nhiên, theo TS. Huỳnh Thế Du, muốn xây dựng KKT thành công, phải có 3 yếu tố “thiên thời, địa lợi và nhân hòa”, đó là: Vị trí - chính sách - con người. Trong khi đó, không phải địa phương nào cũng có đủ các yếu tố ưu đãi đó để thuận đường phát triển.

Thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo và Thủ tướng Chính phủ đã trực tiếp làm việc với nhiều vùng kinh tế trọng điểm và các địa phương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước, hình thành và phát triển các mô hình hợp tác liên kết vùng hiệu quả, bền vững.

Tại Quốc hội và nhiều diễn đàn phát triển kinh tế, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ nhiều lần nhấn mạnh đến tầm quan trọng của phát triển kinh tế vùng, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong Diễn đàn kinh tế miền Trung tổ chức vào cuối tháng 9 vừa qua, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng, không thể phát triển kinh tế mà không gian kinh tế bị chia cắt. Động lực của liên kết là lợi ích về kinh tế, lợi thế so sánh của từng địa phương phải được tôn trọng và phát huy, không chỉ vì bản thân địa phương mà phải vì lợi ích chung cả vùng, cao hơn là cả nước.

Theo TS. Huỳnh Thế Du, những “bức tường” cát cứ vô hình quanh các KCN, KKT rất thích hợp cho cát cứ và chia cắt. Do vậy, các cơ chế chính sách trong thời gian tới cần tạo sự liên kết và hợp tác giữa các địa phương. “Chìa khóa” ở đây chính là cơ chế phân chia lợi ích và trách nhiệm của các bên liên quan một cách thực chất nhất để tạo động cơ khuyến khích. Tập trung phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, phát huy tiềm năng, lợi thế của từng địa phương trong vùng và giữa các vùng, tạo sức lan tỏa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Minh Anh

相关文章

最新评论