当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá

【bd bxh bdn】Cắt giảm thủ tục, điều kiện kinh doanh: Đừng trên “giấy”!

cat giam thu tuc dieu kien kinh doanh dung tren giay

Cộng đồng DN và người dân đều mong muốn thủ tục hành chính ngày càng đơn giản, dễ thực hiện. Ảnh: ST​​​.

Quyết tâm cao

Nghị quyết 19-2018/NQ-CP về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2018 và những năm tiếp theo mới được Chính phủ ban hành, đã đề ra mục tiêu tiếp tục tập trung cải thiện các chỉ số môi trường kinh doanh; trong đó nhấn mạnh tới mục tiêu hoàn thành việc bãi bỏ, đơn giản hóa 50% điều kiện đầu tư, kinh doanh, kiến nghị bãi bỏ một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư. Vì thế, để đảm bảo hiệu quả cho công tác này, Nghị quyết đã yêu các bộ, ngành phải hoàn thành việc xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung các nghị định liên quan, trình Chính phủ ban hành trong quý III/2018.

Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội được Chính phủ ban hành đầu năm 2018 đã đề ra nhiệm vụ phải cải thiện căn bản, tạo chuyển biến mạnh mẽ các chỉ tiêu về môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; tập trung cải cách toàn diện hoạt động kiểm tra chuyên ngành, bảo đảm cắt giảm, đơn giản hóa 50% danh mục hàng hóa, sản phẩm và thủ tục kiểm tra chuyên ngành; cắt giảm, đơn giản hóa 50% ĐKKD.

Thực hiện chỉ đạo trên, hàng loạt bộ, ngành đã đưa ra phương án, kế hoạch thực hiện. Mới đây, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã ra ký quyết định phê duyệt phương án tổng thể đơn giản hóa một loạt các thủ tục hành chính và ĐKKD của Bộ này trong năm 2018. Theo đó, Bộ Công Thương sẽ có 54 thủ tục nằm trong diện bãi bỏ, đơn giản hóa. Đây là lần cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, ĐKKD thứ ba của Bộ Công Thương sau đợt đầu vào năm 2016 với 123 thủ tục được đơn giản hóa, bãi bỏ; đợt thứ hai vào năm 2017 với việc cắt giảm và đơn giản hóa 183 thủ tục.

Cùng với Bộ Công Thương, Bộ Tài chính đã đề nghị bãi bỏ 99 ĐKKD; đề nghị đơn giản hóa 89 ĐKKD trong tổng số 370 điều kiện (đạt 50,8%).

Cũng trong thời gian này, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể đã ký quyết định công bố phương án cắt giảm, đơn giản 384/570 ĐKKD, tương đương 67,36% ĐKKD trong lĩnh vực giao thông vận tải.

Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục đề xuất bãi bỏ và đơn giản hoá 99/163 ĐKKD. Trước đó, cơ quan này đã kiến nghị bãi bỏ và đơn giản hoá 76/163 ĐKKD thuộc 18 ngành nghề kinh doanh có điều kiện của lĩnh vực tài nguyên và môi trường…

Chính từ những quyết tâm và hành động nêu trên, Chính phủ đã biểu dương các bộ trong việc công bố chương trình, kế hoạch cắt giảm, đơn giản hóa 50% danh mục hàng hóa, sản phẩm và thủ tục kiểm tra chuyên ngành, ĐKKD thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách. Tuy nhiên, để công tác này được tiến hành thực chất và có hiệu quả, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu việc đơn giản, cắt giảm hoặc bãi bỏ các ĐKKD phải giải quyết được căn cơ những bất cập, tồn tại hiện nay và đạt được mục tiêu về tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, thuận lợi cho người dân và DN. Ngoài ra, Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ, ngành khẩn trương ban hành văn bản theo thẩm quyền hoặc trình Chính phủ xem xét, ban hành nghị định cắt giảm ĐKKD, thủ tục kiểm tra chuyên ngành để sớm triển khai thực hiện.

Cần nhanh chóng

Từ những chỉ đạo nêu trên của Chính phủ, các bộ, ngành khi ban hành kế hoạch cắt giảm, đơn giản ĐKKD đều yêu cầu các đơn vị chức năng phải nhanh chóng triển khai việc soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật để trình Chính phủ ban hành. Đơn cử như Bộ Giao thông vận tải yêu cầu các văn bản này phải được trình Chính phủ trước ngày 30/10/2018; hơn nữa, việc soạn thảo các văn bản phải dựa trên việc tiếp thu, lấy ý kiến của DN nhằm đảm bảo việc cắt giảm, đơn giản hóa không làm phát sinh thêm các điều kiện gây khó khăn cho DN.

Đánh giá về những hành động nêu trên của các bộ, ngành, các chuyên gia cho rằng, tốc độ cải cách vẫn chậm và chưa đáp ứng được kỳ vọng của DN; Chính phủ chỉ đạo xoá bỏ mạnh mẽ các ĐKKD từ tháng 8/2017, đến nay được hơn 10 tháng rồi nhưng vẫn chưa nhiều bộ, ngành nghiêm túc thực hiện.

Đồng quan điểm, theo TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), việc cắt giảm ĐKKD sẽ giúp cởi trói cho hoạt động của các DN, nhất là khối DN nhỏ và vừa đang chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu DN. Tuy nhiên, ông Lộc bày tỏ sự lo ngại khi vẫn còn một số bộ, ngành chưa thực sự tích cực trong việc thực hiện, thậm chí có sự chuyển dịch, thay đổi từ các quy định này sang hình thức biến tướng khác, không giúp giải phóng thực sự cho DN. Đây cũng là mối lo của không ít DN trước hiện tượng cắt chỗ này, “mọc” chỗ khác, hoặc “cài cắm” câu chữ để “bẫy” DN.

Thực tế cho thấy, hiện thực hóa việc cắt giảm, đơn giản điều kiện, thủ tục cho DN mới được thể hiện qua một vài Nghị định; tiêu biểu nhất là Nghị định 15/2018/NĐ-CP thay thế Nghị định 38/2012/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của Luật An toàn thực phẩm. Nghị định này đã giúp DN được tự công bố giấy phép an toàn thực phẩm, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm… nên khoảng 90% sản phẩm được tiết giảm về thủ tục, tiết kiệm chi phí lớn cho DN và DN cũng được “nhẹ gánh” rất nhiều về thủ tục.

Còn nhiều ĐKKD được DN “kêu than” rất nhiều lần vẫn chưa được giải quyết. Đơn cử là Nghị định 19/2016/NĐ-CP về kinh doanh khí đã khiến các DN “than trời” vì không thể đáp ứng các điều kiện vô lý, nhưng sau nhiều lần lấy ý kiến góp ý cũng như trình dự thảo Nghị định sửa đổi, đến nay, đã quá thời hạn chuyển tiếp theo quy định, Nghị định mới vẫn chưa được ban hành khiến DN như “ngồi trên lửa”. Vì thế, mới đây, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã yêu cầu Bộ Công Thương nhanh chóng hoàn chỉnh dự thảo Nghị định để trình Chính phủ sớm thông qua.

Ngoài ra, nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, không ít thủ tục, ĐKKD được quy định chung chung, không rõ ràng, thiếu cụ thể, khó xác định; hoặc một số điều kiện áp đặt phương thức kinh doanh cứng nhắc, can thiệp quá sâu vào quyền tự chủ tổ chức sản xuất kinh doanh của DN, gây tác động bất lợi đến DN…

Ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho biết, qua khảo sát của CIEM, hiện mới có Bộ Giao thông vận tải là có thay đổi khá lớn từ dự thảo đầu tiên tới dự thảo cuối cùng về nội dung và các điều kiện bãi bỏ, với cải tiến thực sự. Còn một số bộ, như Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện vẫn còn 2 tầng ĐKKD, trùng lặp rất lớn. Ngoài ra, nhiều điều kiện, quy định còn có thêm các điểm a,b,c, mỗi điểm này lại có thêm vài dấu “;”, trong khi mỗi điểm, mỗi dấu là thêm một ĐKKD, thủ tục cho DN. Vì thế, theo tôi, số lượng ĐKKD lớn hơn con số thống kê của các bộ nhiều. Do đó, ông Cung cho rằng, các bộ, ngành cần tăng trách nhiệm, tăng khả năng giám sát và sức ép lên các cá nhân, đơn vị thực thi, để tạo động lực cho cải cách mạnh mẽ, đạt đúng mục tiêu đề ra.

Có thể thấy, cộng đồng DN đều rất phấn khởi, vui mừng và đồng tình ủng hộ chủ trương cắt giảm ĐKKD, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi của Chính phủ, bởi đây được xem là động lực cho kinh tế phát triển và tăng trưởng. Nhưng sau những tuyên bố cắt giảm làm tăng niềm tin kinh doanh, tiếp đến, các DN mong muốn những tuyên bố này phải đi vào thực chất, các cơ quan chức năng nhanh chóng ban hành các thông tư, nghị định quy định rõ ràng các điều kiện được sửa để DN nhanh chóng áp dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh; để những tuyên bố này không chỉ trên “bàn giấy”, qua những văn bản, giấy tờ hay lời hứa suông của lãnh đạo các bộ, ngành.

Do đó, ông Vũ Tiến Lộc đề nghị phải tăng cường hoạt động giám sát của người dân và DN để tăng cường kỷ luật thực thi của các bộ, ngành. Ngoài ra, nhiều ý kiến cho rằng, các bộ, ngành không nên chỉ rà soát một lần mà phải tiếp tục tiến hành rà soát ở cấp độ cao hơn với sự thay đổi về tư duy, cách thức, phương thức quản lý… giúp DN hoạt động thuận lợi, hiệu quả nhưng vẫn đảm bảo sự quản lý chặt chẽ của cơ quan nhà nước.

Ngày 30/5/2018, trong buổi làm việc của Tổ công tác của Thủ tướng với đại diện của 17 bộ, ngành liên quan đến việc cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa XNK và đơn giản hóa, cắt giảm các ĐKKD, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đã nói rất gay gắt về “3 chưa” của các bộ là: chưa đúng thực chất, chưa đúng tinh thần của Chính phủ kiến tạo, chưa đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng. Theo Tổ trưởng Tổ công tác, nếu để tình trạng này tiếp diễn sẽ tạo sự nghi ngờ của DN, người dân, thậm chí ngay giữa các bộ cũng có thông tin có sự “tô vẽ”, làm mất niềm tin vào Chính phủ. Hơn nữa, việc cắt giảm điều kiện kiểm tra chuyên ngành cũng mới có 3 bộ thực hiện đạt chỉ tiêu 50% trở lên; một số phương án đơn giản hóa thủ tục còn mang tính chất hình thức hoặc chỉ giảm về cơ học… Vì thế, việc bãi bỏ, cắt giảm thủ tục hành chính phải xử lý bằng nghị định, không để “lách” sang văn bản khác tạo thêm điều kiện “trói” DN.

分享到: