Sene Dolta (lễ cúng ông bà) của đồng bào dân tộc Khmer năm nay,ộnrngấmpđnLễkết quả u17 thế giới diễn ra từ ngày 1 đến 3-10. Đây là lễ truyền thống quan trọng, thể hiện lòng thành kính, tưởng nhớ những bậc sinh thành, ông bà quá cố. Những ngày này, không khí đón lễ ở các phum sóc, ngôi chùa Phật giáo Nam tông Khmer rộn ràng, ấm áp.
Bà con phật tử dâng cơm tại Chùa Sasanarăngsây, ở phường IV, thành phố Vị Thanh.
Năm nay, Lễ Sene Dolta của đồng bào dân tộc Khmer diễn ra đúng vào thời gian bà con thu hoạch gần dứt điểm vụ lúa Thu đông, với niềm vui trúng mùa, được giá, góp phần giúp bà con chuẩn bị lễ tươm tất, chu đáo hơn. Trong đó, hộ ông Danh Phương, ở ấp 4, xã Vị Bình, huyện Vị Thủy vừa thu hoạch xong hơn 10 công lúa, thu lời khoảng 2 triệu đồng/công sau khi trừ chi phí sản xuất, nên rất phấn khởi.
Vì vậy, mấy ngày qua, Lễ Sene Dolta năm nay được hộ ông Danh Phương chuẩn bị tươm tất, chu đáo hơn những năm trước. Ngoài lau dọn bàn thờ ông bà, làm bánh để cúng, dâng lên chùa, hộ ông còn dành thời gian đến chùa dọn dẹp và mời sư trụ trì chùa đến tụng kinh cầu siêu cho ông bà tại gia đình.
“Lễ Sene Dolta là nét văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer, nên dù thế nào, chúng tôi vẫn duy trì, giữ gìn truyền thống tốt đẹp này. Năm nay, không chỉ gia đình tôi, mà nhiều hộ Khmer ở ấp 4, xã Vị Bình cũng đều có cuộc sống đủ đầy, nên việc tổ chức lễ tươm tất, trang hoàng hơn những năm trước”, ông Danh Phương cho biết.
Còn hộ ông Thạch Bích, ngụ ấp 4, xã Vị Bình tuy bộn bề với công việc nhưng vẫn dành thời gian chuẩn bị và đón Lễ Sene Dolta tươm tất, ấm áp. Theo ông Bích, sau khi thu hoạch vụ lúa Thu đông xong, ông nhận bơm đất thuê cho một hộ dân ở xã Tân Tiến, thành phố Vị Thanh.
Để đón Lễ Sene Dolta, ông tranh thủ thời gian về quét dọn nhà cửa, bàn thờ ông bà từ mấy ngày trước. “Sene Dolta là dịp để đồng bào dân tộc Khmer thể hiện lòng thành kính cha mẹ, tưởng nhớ ông bà quá cố. Do đó, dù công việc có bộn bề thế nào thì gia đình tôi vẫn làm mâm cơm cúng, dâng lên chùa. Đây không chỉ là nét văn hóa tốt đẹp mà còn nhắc nhở con cháu duy trì, gìn giữ”, ông Thạch Bích chia sẻ.
Theo phong tục của đồng bào dân tộc Khmer, trước lễ chính thức khoảng 2 tuần, bà con phật tử thường rủ nhau đến chùa phụ giúp chuẩn bị cơm nước để dâng chư tăng, cúng Phật. Tối đến thì vắt cơm, nghe các sư thuyết pháp, tham gia nghi thức đặt cơm vắt quanh chính điện vào rạng sáng hôm sau, để các hương linh người quá cố được hồi hướng phước báo cho con cháu, họ hàng. Đồng thời, dọn dẹp, sơn phết các chánh điện, sala, ngôi tháp đựng cốt của ông bà, người thân.
Vào ngày lễ thứ nhất, mỗi gia đình cúng mâm cơm, các thành viên cùng nhau khấn vái và rót trà để mời ông bà, những người thân quá cố về nhà ăn uống, nghỉ ngơi. Đến chiều, mọi người tắm rửa sạch sẽ, cúng ông bà và sau đó, mời ông bà cùng vào chùa nghe sư sãi tụng kinh phước báo. Ngày thứ hai, người dân rước vong linh ông bà từ chùa về nhà để mời dùng cơm và chơi với con cháu.
Đến ngày thứ ba, mỗi gia đình lại chuẩn bị thức ăn, bánh trái như ngày đầu để cúng ông bà tại nhà, rồi tiễn linh hồn người quá cố ra đi. Do đó, những ngày này, ở các ngôi chùa Phật giáo Nam tông Khmer và phum sóc, không khí đón lễ hết sức trang nghiêm, ấm áp.
Ban Dân tộc tỉnh đánh giá, những năm qua, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh dần cải thiện, năm sau tốt hơn năm trước. Các chương trình, dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội phục vụ cho Nhân dân trong vùng đồng bào Khmer được cấp ủy, chính quyền triển khai đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi cải thiện đời sống, phát triển sản xuất.
Ngoài ra, các hoạt động văn hóa, lễ hội, tín ngưỡng, tôn giáo được giữ gìn, phát huy; các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan đã giảm đi rất nhiều; an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trong vùng đồng bào Khmer được giữ ổn định.
Đại đức Danh Tuấn, Hội trưởng Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh, cho rằng, đời sống của bà con dân tộc Khmer hiện nay đã khấm khá lên, nên các dịp lễ, tết truyền thống cũng nhờ đó vui tươi, ấm cúng hơn. Đồng bào Khmer rất biết ơn Đảng, Nhà nước đã hỗ trợ, chăm lo, tạo điều kiện để thanh niên có việc làm, trẻ em được đi học, những người già có mái nhà vững chắc, được chăm lo khi ốm đau…
“Bản thân tôi luôn tuyên truyền để bà con hiểu rõ chính sách, pháp luật của Nhà nước, luôn tin theo Đảng, giữ gìn mối đoàn kết dân tộc, cùng chăm lo làm ăn giúp nâng cao đời sống. Có như vậy thì Sene Dolta hay những dịp lễ, tết truyền thống của người Khmer sẽ ngày càng vui tươi, đầm ấm hơn”, Đại đức Danh Tuấn bày tỏ.
Không khí tưng bừng, rộn ràng như Tết Chol Chnam Thmay, nhưng Lễ Sen Dolta vẫn giữ được nét truyền thống đầy ý nghĩa, góp phần tôn vinh bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc Khmer.
Thông tin từ Ban Dân tộc tỉnh, trong những ngày diễn ra Lễ Sene Dolta, có nhiều đoàn của các cấp trong tỉnh đến thăm hỏi, chúc mừng và tặng quà các vị đại đức, sư sãi, hộ gia đình chính sách, hộ nghèo đồng bào dân tộc Khmer. Những phần quà ý nghĩa, kịp thời này vào các ngày lễ, tết đã thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và đồng bào dân tộc Khmer nói riêng.
NHẬT TÂN
顶: 2踩: 8
【kết quả u17 thế giới】Rộn ràng, ấm áp đón Lễ Sene Dolta
人参与 | 时间:2025-01-10 20:14:43
相关文章
- Treo thưởng 1,5 triệu USD cho người hack thành công iOS 10
- Mua bán sáng chế, nhãn hiệu ở Việt Nam chỉ mới manh nha
- Chục giang hồ xông vào nhà chém người ở Sài Gòn
- Nổ súng trong hỗn chiến đông người ở Sài Gòn
- Vụ 'chuyến bay giải cứu': Không quen biết nhau, sao biếu quà cảm ơn tiền tỷ?
- Sai phạm của ông Nguyễn Thành Tài đã biến khu đất vàng thành bãi giữ xe
- Y án vụ đại gia gom đất, làm giả hồ sơ cấp sổ đỏ ở Ba Vì
- Bắt nhóm nghi can giết hại dã man một học sinh
- Tổng Bí thư Tô Lâm thăm cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn 34 và Binh đoàn 15 tại Gia Lai
- Chủ tịch Hoa Tháng Năm kêu oan về mối quan hệ tình cảm với ông Nguyễn Thành Tài
评论专区