当前位置:首页 > La liga

【lich thi đấu c2】Niềm hoài vọng khôn nguôi

Sau những tập bút ký để lại nhiều dấu ấn trên văn đàn và trong lòng bạn đọc,ềmhoàivọngkhônnguôlich thi đấu c2 tháng 7 năm 2022, ở tuổi ngoại bát tuần, võ sư Nguyễn Văn Dũng tiếp tục ra mắt tập bút ký mới “Nhớ con sông quê nhà”.

Tập bút ký “Nhớ con sông quê nhà” của võ sư Nguyễn Văn Dũng

“Nhớ con sông quê nhà", tập hợp hơn 20 bài bút ký vừa ra mắt, là sự trải nghiệm đầy thú vị của sự đi và viết. Đi là sự khát khao để thỏa mãn với những vùng đất, những địa danh xa lạ, nổi tiếng để có điều kiện thưởng ngoạn, khám phá sự mới lạ, hấp dẫn những nơi mình đặt chân đến với một tâm thế nhìn - ngắm và suy nghiệm bằng tất cả mọi giác quan với một cảm xúc thật “trăm nghe không bằng một thấy” về người và cảnh để từ đó có sự so sánh, liên tưởng, đánh giá những khác biệt, đặc sắc so với nơi mình đang sống trên mọi chiều kích lịch sử - địa lý - văn hóa và nhân văn… Để từ sự đi - trải nghiệm ấy trở thành nguồn cảm hứng, chất liệu văn chương, hình thành nên những trang viết hấp dẫn, thú vị, cuốn hút người đọc.

Đọc bút ký, người đọc nhận ra sự đi của tác giả đến với trăm núi nghìn sông, làm giàu vốn sống mới có thể so sánh một hoàng hôn trên cổ thành Memphis, Parthenon, Lhasa, Red Cente, Rio de Janeiro, sông Nil, sông Danube, sông Hằng, sông Hoàng Hà… với hoàng hôn trên Grand Canyon và hoàng hôn tím đặc trưng trên con sông Hương quê nhà. Hay sự cảm nhận, so sánh đầy chất trữ tình “Helsinki đẹp – không kiêu sa như Paris, không hào nhoáng như New York, không lung linh như Sydney, không lộng lẫy như Athènes, Helsinki đẹp cái đẹp trẻ trung, đằm thắm và nồng nàn. Helsinki được mệnh danh là cô gái vùng Baltic”… Trên mọi chiều kích, tác giả không chỉ đơn thuần so sánh cảnh, mà muốn chuyển tải đến người đọc cái hồn của cảnh. Ở đó, tác giả giãi bày những chiêm nghiệm từng trải của mình để liên tưởng, so sánh tính cách, phong tục, văn hóa và cả con người của từng vùng đất rồi soi chiếu vào chính dân tộc mình, vùng đất mình, nhằm nhận ra cái hay, cái đẹp để thêm tự hào về quê hương, đất nước mình… Mỗi câu chuyện trong tập bút ký được tác giả chắt lọc, miêu tả sinh động qua lối kể chuyện lôi cuốn, chân thật, giản dị, nhưng đầy ắp tính nhân văn; là những nỗi tâm tư sâu lắng mà người đọc dễ dàng cảm nhận về sự mới lạ, cuốn hút từ vùng đất, con người, địa danh mà tác giả đi qua; trong đó, đặc biệt cuốn hút người đọc với bút ký "Nhớ con sông quê nhà" được tác giả đặt tên cho cả tập sách.

Nhớ con sông quê nhà là câu chuyện tác giả kể về chuyến thăm, khám phá con sông Amazon ở vùng Nam Mỹ. Được đến với Amazon là một may mắn, sự trải nghiệm sửng sốt mà tác giả nhận ra “Tàu chạy giữa dòng, ngó qua bên tê sông mênh mông bát ngát, ngó về bên ni sông bát ngát mênh mông… Sông Amazon với hàng ngàn phụ lưu uốn lượn giữa bạt ngàn khu rừng Amazon xanh thẳm. Bỗng nao nao nhớ đến con sông quê nhà”. Bởi, sông Amazon, cũng như những dòng sông nổi tiếng khác mà tác giả đã từng đi qua, từng soi bóng, không con sông nào sánh được với con sông Hương quê nhà. Sự liên tưởng, so sánh và đúc kết để tự hào về con sông quê không phải là sự chủ quan vô căn cứ, mà đó chính vốn sống, sự từng trải, am hiểu sâu sắc về văn hóa, lịch sử vùng đất Huế “không nơi nào có được” với những lý lẽ lãng mạn, đầy sức thuyết phục: “Sông Amazon hùng vỹ thật đấy, nhưng sao dềnh dàng quá. Thì cũng như nhan sắc ở đời, phải thon thon một tí, phải thanh thanh một tí, thậm chí gầy gầy một tí; chứ bồ lương tấn gió như mụ Liếc thì sao gọi là giai nhân. Về điểm này Amazon thua xa sông Hương bên mình.

Sông Hương không hẹp quá để thành hói, thành hào, không rộng quá để thành biển nước ngọt; không ngắn quá để thiếu câu mái nhì, mái đẩy, không dài quá đến mưa đầu sông, cuối sông nắng cháy. Sông Hương cân đối, hài hòa, đạt tỷ lệ vàng của một dung nhan người mẫu… Sông Amazon sao mà mênh mông bát ngát, chẳng biết đâu là bến là bờ. Sông mà không có đôi bờ thì làm sao có nhịp cầu nối liền bên ni, bên tê, làm sao có những chuyến đò ngang cho lứa đôi hò hẹn, làm sao có bến sông vấn vương buổi biệt ly, làm sao có bến đò Kim Long, Kim Ngọc để thương để nhớ…”. Thật là một sự lý giải tài tình, đậm chất Nguyễn Văn Dũng.

Nói về sông, nhưng tác giả lại liên tưởng về người, về sự thủy chung của những cuộc tình với hình ảnh hết sức sâu sắc: “Rằng trên thế giới con sông nổi tiếng nào rồi cũng lăng nhăng với hết thành phố nọ đến thành phố kia, chỉ sông Hương là chung tình số một. Thế mới hay, sông Hương không chỉ lãng mạn, thơ mộng, hiền hòa, duyên dáng mà còn gần gũi và rất đỗi nồng nàn”.

Đặc biệt, tác giả hết sức tinh tế vẽ nên con sông Hương quê nhà như một kỳ quan đặc sắc, không nơi nào có được bởi vẻ đẹp mộng mị của màu hoàng hôn tím trên sông làm nao lòng biết bao lữ khách: “ Mặt trời trước khi khuất hẳn sau dãy Trường Sơn hùng vỹ đã tỏa ra những tia ánh sáng diệu kỳ, vàng hươm, lung linh và mộng mị… Nhưng chưa chi, vào những buổi chiều sau cơn mưa giông, con sông được nhuộm màu tím bởi một trời tim tím. Một chút tâm Huế u hoài, một chút sương khói lâng lâng, màu lục của rêu phong thành cổ, màu chàm của núi rừng Trường Sơn, màu hổ phách của hoàng hôn, màu thanh thanh da trời, màu bảng lảng của sông, màu chiều trong đôi mắt thiếu nữ… đã pha sắc mà tạo nên cái màu tím da diết ấy. Người Huế tự hào gọi đó là hoàng hôn tím”…

Chừng ấy thôi đủ để tạo nên vẻ đẹp kỳ bí, huyền ảo, mộng mơ về một dòng sông quê nhà mà không bất cứ nơi đâu có được, để “Đi xa nhớ Huế, con sông luôn là niềm hoài vọng khôn nguôi”.

Bài: NGUYỄN ĐÌNH DŨNG - Ảnh: MC

分享到: