Phía DN Nhật Bản đang có sự phát triển chậm lại,ợptácdoanhnghiệpViệtNam–NhậtBảnBiếnniềmtinthànhhiệuquảhoffenheim – dortmund ảnh hưởng tới sự hợp tác với Việt Nam. Ảnh: Danh Lam. |
Dư địa lớn về công nghiệp hỗ trợ
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, năm 2018, tổng trị giá xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với Nhật Bản đạt 37,86 tỷ USD, tăng 11,9% so với năm 2017. Trong đó, xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Nhật đạt 18,85 tỷ USD, tăng 11,8% so với cùng kỳ và nhập khẩu hàng hóa từ Nhật Bản là 19,01 tỷ USD, tăng 12%. Chính nhờ sự tăng trưởng này, trong các năm qua, Nhật Bản luôn nằm trong nhóm bốn đối tác thương mại lớn nhất (Trung Quốc, Hàn Quốc và Hoa Kỳ) trong hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ có xuất nhập khẩu hàng hóa với Việt Nam. Dự báo, những con số này sẽ càng tăng lên khi Việt Nam và Nhật Bản cùng tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên thái Bình Dương (CPTPP).
Trong số các lĩnh vực hợp tác, ghi nhận lớn nhất về sự hợp tác với Nhật Bản được cộng đồng DN nhắc tới là trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ. Theo ông Nguyễn Hoàng, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn N&G, Chủ tịch Hiệp hội DN ngành công nghiệp hỗ trợ Hà Nội, tiềm năng phát triển công nghiệp hỗ trợ giữa hai nước là vô cùng lớn, vì Nhật Bản là cường quốc phát triển hàng đầu về ngành công nghiệp này. Hơn nữa, Việt Nam đang là điểm đến của nhiều dự án công nghiệp lên tới hàng tỷ USD, vì thế, phát triển công nghiệp hỗ trợ sẽ có dư địa lớn, tạo ra hàng triệu việc làm, vực dậy ngành công nghiệp tự cường của Việt Nam.
Nhận xét về những yêu cầu của phía Nhật Bản đối với Việt Nam, ông Nguyễn Văn Hảo, Tổ chức Hỗ trợ nguồn nhân lực nước ngoài cho biết, phía Nhật Bản luôn yêu cầu lao động, DN có chất lượng, trình độ cao để đáp ứng các yêu cầu khắt khe, nhằm tạo ra những sản phẩm chất lượng cao. Hiện các DN Việt Nam đang ngày càng cố gắng hoàn thiện, đáp ứng được các yêu cầu của phía Nhật Bản. Do đó, cơ hội hợp tác của DN hai nước là rất lớn.
Từ những kỳ vọng này, ông Nguyễn Viết Chính, Giám đốc Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại ACIF Việt Nam cho biết, DN đã tìm ra hướng đi phát triển nguyên liệu mới cho xây dựng, nhằm giúp các DN có được giải pháp hoàn thiện công trình một cách nhanh gọn. Vì thế, ông Chính hy vọng các DN Nhật Bản sẽ quan tâm và hợp tác với DN.
Khoảng cách cần rút ngắn
Mặc dù đánh giá cao về tiềm năng phát triển giữa DN hai nước, nhưng đại diện cho các DN công nghiệp hỗ trợ Hà Nội vẫn tỏ ra băn khoăn về những khó khăn, vướng mắc chưa được giải quyết, rút ngắn khoảng cách hợp tác giữa hai bên.
Theo ông Nguyễn Hoàng, phía DN Nhật Bản cần nỗ lực, quyết liệt và tin tưởng hơn nữa vào các DN Việt Nam thì mới có thể hóa giải được chiến lược phát triển công nghiệp hỗ trợ mà hai nước đã ký kết. Hiện DN Việt Nam đã sản xuất và cung ứng sản phẩm cho nhiều tập đoàn lớn của Nhật Bản như Honda, Toyota, Sony… thậm chí, có những DN đã sản xuất được sản phẩm mà chính các DN Nhật Bản cũng phải e ngại về tốc độ và giá trị như Vingroup với Vinfast… Tuy nhiên, sự hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước vẫn chưa xứng với tiềm năng.
“Các DN Việt Nam vẫn xác định Nhật Bản là đối tác số 1 vì họ sở hữu công nghệ hàng đầu, có sự phát triển bền vững. DN hai nước có sự cạnh tranh nhưng là canh tranh trên cơ sở hợp tác cùng có lợi. Tuy nhiên, hai bên vẫn còn cái khó bởi bản thân các DN Nhật Bản đang có sự phát triển chậm lại, vẫn đang loay hoay chưa tìm ra cách bật lên so với nhiều DN quốc gia khác. Hơn nữa, một số DN hai nước vẫn còn sự e dè lẫn nhau trong hoạt động hợp tác”, ông Nguyễn Hoàng chia sẻ.
Nói cụ thể về vấn đề trên, ông Hoàng cho hay, khi DN Việt Nam đặt vấn đề hợp tác với Toyota, phía DN Nhật Bản này lại đưa ra yêu cầu DN Việt Nam phải có kinh nghiệm sản xuất 2 năm. Quy định này có thể đúng với thời điểm trước kia, nhưng hiện tại sẽ gây khó khăn cho DN, bởi DN Việt Nam nếu đầu tư sản xuất thử trong 2 năm thì sẽ không đủ năng lực để tồn tại. Trong khi đáng lẽ theo các quy định tại các Hiệp định Thương mại, việc hợp tác chỉ nên đặt điều kiện về trình độ con người, máy móc thiết bị, thậm chí là điều kiện cơ sở vật chất cho công nhân, công đoàn, trách nhiệm xã hội… “Điều kiện như trên gây khó cho nhiều DN Việt Nam muốn hợp tác với Toyota”, ông Nguyễn Hoàng nêu rõ.
Chính từ những khó khăn trên, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, để thúc đẩy sự hợp tác giữa DN hai nước, cần củng cố liên kết, thúc đẩy đầu tư giao lưu, tạo cơ hội có lợi để DN hai nước hợp tác. Đặc biệt, các cơ quan quản lý của hai nước cần thúc đẩy hợp tác đa phương, tham gia vào các FTA, duy trì đối thoại thực chất về các vấn đề liên quan đến môi trường kinh doanh, cơ chế hợp tác…