Tỷ lệ các đơn vị SNCL tự đảm bảo kinh phí hoạt động còn thấp - chiếm khoảng 3,ămTiếptụccắtgiảmtốithiểubiênchếnhànướeverton vs aston villa7%
Theo thông tin từ Bộ tài chính, trong vài năm trở lại đây, Nhà nước đã và đang xóa bỏ cơ chế bao cấp, trừ một số hoạt động sự nghiệp quan trọng thiết yếu đến cuộc sống và sức khỏe của người dân. Chủ trương xã hội hóa hoạt động sự nghiệp đã và đang được triển khai. Tuy nhiên, đến nay, số lượng đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi hoạt động thường xuyên vẫn chiếm tỷ trọng cao.
Thời gian qua, việc triển khai giao quyền tự chủ tài chính cho đơn vị sự nghiệp công lập (SNCL) đã mang lại một số kết quả tích cực,tuy nhiên, kết quả này mới chỉ tập trung tại một số đơn vị năng động, sáng tạo và có lợi thế về uy tín trong cung cấp dịch vụ sự nghiệp công hoặc ở một số ngành nghề có khả năng xã hội hóa cao.
Theo báo cáo chưa đầy đủ của các Bộ, ngành và địa phương, đến nay tỷ lệ các đơn vị SNCL tự đảm bảo kinh phí hoạt động còn thấp (chiếm khoảng 3,7% tổng số các đơn vị SNCL của cả nước, tương đương 2.057 đơn vị SNCL), việc thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị SNCL còn chậm, chưa có bước chuyển biến có tính đột phá; chưa tách bạch rõ ràng giữa chức năng QLNN với chức năng cung cấp dịch vụ công. Một số chính sách là điều kiện quan trọng để thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị SNCL chưa được sửa đổi, bổ sung và ban hành đầy đủ kịp thời (như danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng NSNN, quy hoạch mạng lưới đơn vị SNCL, các định mức kinh tế kỹ thuật, định mức chi phí, giá, phí dịch vụ sự nghiệp công...); một số đơn vị SNCL khi mở rộng hoạt động dịch vụ (như liên doanh, liên kết) còn chạy theo số lượng mà không quan tâm đến chất lượng hoạt động, lạm dụng kỹ thuật để tăng thu.
Đồng thời, vẫn có những khoảng cách lớn giữa các vùng, miền, giữa trung ương với địa phương trong các hoạt động của các đơn vị SNCL… nên việc khai thác các nguồn lực xã hội để đầu tư phát triển hoạt động cung cấp dịch vụ sự nghiệp công còn hạn chế.
Nguyên nhân cơ bản của tình trạng trên chủ yếu là do công tác tuyên truyền cũng như hoạt động triển khai của các cấp, các ngành và các địa phương chưa được quan tâm đúng mức; cơ chế quản lý và phương thức hoạt động chưa được đổi mới đồng bộ… nên hoạt động của đơn vị SNCL chưa mang lại hiệu quả cao, chưa đáp ứng nhu cầu của xã hội. Việc phân bổ kinh phí hoạt động thường xuyên (đối với đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí và đơn vị do NSNN bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động) còn mang tính bình quân, trên cơ sở nguồn thu sự nghiệp của đơn vị và khả năng NSNN; chưa thực sự gắn kết giữa giao nhiệm vụ và giao kinh phí; nên còn tình trạng trông chờ, ỉ lại vào sự bao cấp của nhà nước, đây cũng là nguyên nhân làm chậm quá trình đẩy nhanh việc đổi mới tự chủ tài chính của các đơn vị SNCL.
Năm 2021 giảm tối thiểu 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với năm 2015
Theo đó, việc đẩy mạnh tự chủ tại các đơn vị SNCL là hướng đi đúng đắn và cần phải quyết tâm thực hiện, giúp giảm số lượng biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước, tăng cường tự chủ cho các đơn vị SNCL trong tuyển dụng cũng như đãi ngộ người lao động. Điều này đã được khẳng định tại Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành Trung ương về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Nghị quyết số 19-NQ/TW về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị SNCL với mục tiêu: Đến năm 2021 giảm tối thiểu 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với năm 2015, cơ bản chấm dứt số hợp đồng lao động không đúng quy định trong các đơn vị sự nghiệp công lập (trừ những đơn vị đã bảo đảm tự chủ tài chính); Đến năm 2025 tiếp tục giảm 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với năm 2021, chấm dứt số hợp đồng lao động không đúng quy định trong các đơn vị sự nghiệp công lập (trừ các đơn vị bảo đảm tự chủ tài chính); Đến năm 2030 giảm 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với năm 2025.
Năm 2021 giảm tối thiểu 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với năm 2015. Ảnh minh họa