Phục hồi thất bại
Đêm qua thị trường chứng khoán Mỹ đã dừng đà giảm,ụchồikhôngnổigánhnặvdqg iran các chỉ số mất điểm rất nhẹ. Cả sáng nay giá hợp đồng phái sinh chỉ số trên thị trường Mỹ cũng tăng. Thị trường chứng khoán Châu Á hầu hết cũng tăng. Đó là điều kiện thuận lợi để thị trường trong nước phục hồi.
Đầu phiên VN-Index cũng phục hồi khá mạnh, chỉ số tăng vọt 0,92% so với tham chiếu. Tuy nhiên khởi đầu tốt đã không duy trì được lâu. Thị trường suy yếu trở lại xuất phát từ nhóm blue-chips lớn nhất. Gánh nặng ở các mã này là quá lớn và những cổ phiếu còn đang giá cao đã không thể phục hồi nổi.
VIC sụt giảm 1,3%, VRE giảm 1,35%, GAS giảm 1,12% là những cổ phiếu khiến VN-Index không thể bước qua tham chiếu được. Hiện tượng này không lạ. VIC tăng quá mạnh trong tháng 2 và tháng 3, từ đỉnh tới giờ mới giảm khoảng 6,3%, chưa bõ bèn gì. Điểm bất ngờ chính là VHM tăng tới 1,01%. Nếu không có VHM thì chỉ số VN-Index đã giảm rõ rệt hơn nhiều.
Chỉ số VN30Index đóng cửa tăng nhẹ 0,13% là một dấu hiệu về sự ảnh hưởng quá lớn của VIC và GAS. Tuy nhiên chỉ số đại diện nhóm blue-chips cũng khẳng định các cổ phiếu quan trọng nhất thị trường đã không thật sự mạnh. Mặc dù nhóm VN30 có 15 cổ phiếu tăng giá và 6 cổ phiếu giảm ngày hôm nay, nhưng ngoài vài mã tăng nổi trội, đa số chỉ tăng rất nhẹ. Đặc biệt là nhóm ngân hàng đã không thể ngóc đầu lên nổi khi đa số chỉ đứng ở tham chiếu.
Chỉ số VN-Index đóng cửa ở giá đỏ có thể do sức ép từ một số cổ phiếu lớn, nhưng nhìn tổng thể cả phiên hôm nay, thị trường vẫn không đủ sức mạnh và nhất là sức ép của blue-chips quá lớn. Thị trường suy yếu theo thời gian và VN-Index từ chỗ tăng 0,92% thành giảm 0,03%. Kể cả khi chỉ số này không giảm nhưng mức tăng không duy trì được cũng đã là dấu hiệu kém tích cực.
Sau một phiên sụt giảm gần 2% thị trường thường có phục hồi. Mức phục hồi tùy thuộc vào khả năng đẩy giá lên ở các cổ phiếu, nhất là blue-chips. Nếu nhìn lại các phiên bất ngờ như ngày 28/2, ngày 21/3 thì ít nhất thị trường cũng tăng được đâu đó 1% ở chỉ số. Hôm nay VN-Index đã không thể tăng được cho thấy sức mạnh của nhóm cổ phiếu dẫn dắt đang gặp khó khăn.
Thanh khoản yếu, nhà đầu tư lo ngại
Trong các phiên sụt giảm mạnh, thanh khoản thường tăng, nhưng trong các phiên phục hồi, thanh khoản thường giảm. Đó là thuộc tính của thị trường ở giai đoạn điều chỉnh.
Đặc điểm này có tính hợp lý nhất định. Khi thị trường giảm sâu thường là do nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu và giá giảm quá mạnh. Khi đó nhà đầu tư có tiền sẽ nhảy vào mua bắt đáy ở giá thấp, từ đó giao dịch sôi động. Ngược lại, sau các phiên giảm mạnh, giá phục hồi, nhà đầu tư cầm tiền lại ít mua hơn, do đó thanh khoản giảm.
Hôm nay dấu hiệu thanh khoản có thể nhìn thấy rõ nhất tại các blue-chips. Nhóm Vn30 giao dịch kém nhất 11 phiên tính theo giá trị. Tính chung cả thị trường thì mức khớp lệnh cũng giảm gần 25% so với ngày hôm qua, tổng mức giao dịch (bao gồm cả thỏa thuận) cũng giảm 25%.
Thanh khoản giảm trong các phiên phục hồi thường là biểu hiện của sự thận trọng và kém tin tưởng. Nếu nhà đầu tư cầm tiền nghĩ rằng giá sẽ còn giảm thêm thì không việc gì phải mua ở các mức giá cao. VN-Index hiện giảm mới khoảng một phần ba chiều tăng trước đó, trong khi mức điều chỉnh có thể tới một nửa. Nói đơn giản, về mặt kỹ thuật, nhà đầu tư nghiêng nhiều hơn về phương án giảm tiếp, các phiên phục hồi chỉ mang tính xen kẽ trong xu thế giảm.
HSX | HNX | ||
Giá trị Khớp lệnh | Khối lượng Khớp lệnh | Giá trị Khớp lệnh | Khối lượng Khớp lệnh |
2.766 tỷ đồng (-24%) | 139,6 triệu (-21%) | 311 tỷ đồng (-36%) | 24,1 triệu (-43%) |
Khánh Nhi