发布时间:2025-01-10 15:26:26 来源:88Point 作者:Cúp C2
Người tị nạn Iraq tại trại tị nạn Hammam al-Alil,ầntriệungườitrecircnthếgiớiphảilytaacutenvigravexungđộtbạolựlịch thi đấu cúp thổ nhĩ kỳ phía nam Mosul ngày 25-5. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Theo báo cáo “Xu hướng toàn cầu” do Văn phòng UNHCR công bố cùng ngày, số lượng người ly hương trong năm 2016 tăng 300.000 người so với năm 2015. Bình quân cứ 3 giây lại có một người rơi vào tình cảnh mất nhà ở.
Ông Filippo Grandi, người đứng đầu UNHCR, nhấn mạnh dù tính toán theo cách nào thì 65,6 triệu người phải ly hương là con số “không thể chấp nhận được.”
Ông kêu gọi cộng đồng quốc tế chung tay bảo vệ, quan tâm đến người tị nạn quốc tế, những người mất nhà cửa còn mắc kẹt trong nội địa và số người tìm kiếm tị nạn ở nước ngoài. Số người thuộc ba diện này lần lượt tương ứng với 22,5 triệu, 40,3 triệu và 2,8 triệu người.
Báo cáo của UNHCR ghi nhận Syria là nước có số người đi lánh nạn nhiều nhất thế giới, với 12 triệu người hiện tạm cư trú tại những nước láng giềng và các khu vực khác.
Số người bị mất nhà cửa ở Colombia, Afghanistan, Iraq lần lượt là 7,7 triệu, 4,7 triệu và 4,2 triệu người. Đáng chú ý, Nam Sudan nổi lên là địa điểm mới đáng quan ngại nhất trong năm 2016, khi các nỗ lực đàm phán hòa bình thất bại.
Tính từ thời điểm tháng Bảy đến kết thúc năm 2016, đã có tới 737.400 người dân ở quốc gia này phải chạy loạn. Tổng số người phải rời bỏ nhà cửa ở Nam Sudan tính đến cuối năm 2016 là 3,3 triệu người.
Một nửa số người tị nạn trên toàn cầu là trẻ em dưới 18 tuổi, trong khi lực lượng này chỉ chiếm 31% dân số toàn cầu. Đây là điều đáng quan ngại, phản ánh thực tế trẻ em là đối tượng chịu tác động mạnh từ các cuộc xung đột, chiến tranh. Có tới 75.000 trại tị nạn chuyên đón nhận số em tự đi lánh nạn, hoặc bị ly tán với cha mẹ.
Phần lớn người tị nạn tập trung ở các nước đang phát triển, với 84% người tị nạn sống ở những nước có mức thu nhập thấp hoặc trung bình. Có đến 4,9 triệu người tị nạn đang phải tá túc ở những nước kém phát triển nhất thế giới.
Báo cáo của UNHCR nhận định mức độ mất cân bằng nghiêm trọng này cho thấy nhiều vấn đề đang tồn tại, nổi bật nhất là việc thiếu đồng thuận quốc tế trong việc tiếp nhận người tị nạn, nhiều nước nghèo phải chịu gánh nặng từ khu vực xung đột lân cận.
Báo cáo “Xu hướng toàn cầu” được công bố ngay trước thềm “Ngày người tị nạn quốc tế”20/6 hàng năm.
相关文章
随便看看