【kqbd manchester city】HSBC giảm dự báo tăng trưởng của Việt Nam xuống 6,1%

时间:2025-01-10 11:30:49 来源:88Point

Đ

Đường phố tại TP.HCM vắng vẻ trong những ngày giãn cách do dịch bệnh. Ảnh: T.L

Ngân hàng HSBC vừa có báo cáo định kỳ về tình hình kinh tế Việt Nam với tiêu đề "Thách thức vẫn còn đó: Sau cơn mưa trời lại sáng".

Thất nghiệp tăng,ảmdựbáotăngtrưởngcủaViệtNamxuốkqbd manchester city ngành dịch vụ và tiêu dùng ảm đạm

Theo báo cáo, mức tăng trưởng GDP quý II của VIệt Nam tăng mạnh lên 6,6% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, mức độ tăng trưởng này cao phần lớn là do kết quả cùng kỳ năm trước rất thấp. Thực tế, các chỉ số kinh tế chi tiết đã cho thấy những thách thức Việt Nam gặp phải trong bối cảnh diễn ra đợt bùng dịch nặng nề nhất từ trước tới giờ. Tổng ca nhiễm Covid-19 đã vượt qua mốc 20.000, trong đó 85% xuất hiện trong vòng hai tháng gần đây. Số ca mắc mới mỗi ngày vẫn tăng đều và dự báo nền kinh tế sẽ còn chững lại ít nhất tới quý III/2021, theo quan điểm của HSBC.

Trong đợt dịch này, ngành dịch vụ rõ ràng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Đóng góp của ngành này cho tăng trưởng kinh tế giảm từ 45% trước đại dịch xuống còn khoảng 20% trong quý II/2021. Các ngành liên quan đến du lịch, đặc biệt là vận tải và lưu trú, tiếp tục tình trạng ảm đạm.

Trong khi đó, nhu cầu trong nước của Việt Nam bắt đầu có dấu hiệu trồi sụt. Ngành bán lẻ vẫn tăng trưởng tích cực ở mức 3,4% trong quý II so với cùng kỳ năm trước, song cũng là nhờ mức giá cơ sở thấp của năm ngoái. Nếu xét kỹ, tăng trưởng ngành bán lẻ trong quý II/2021 đạt mức thấp nhất kể từ sau đợt giãn cách toàn xã hội trong quý II/2020. Thực tế, kể từ đợt bùng dịch Covid-19 thứ tư, số liệu tháng 5 và 6 cho thấy tăng trưởng bán lẻ giảm liên tiếp hai tháng so với cùng kỳ năm trước. Dữ liệu này phản ánh mức độ ảnh hưởng của đợt bùng dịch này nghiêm trọng hơn nhiều so với hai đợt trước. Khả năng đi lại của người dân ở Việt Nam đã giảm mạnh tương đương 30% so với trước đại dịch, mức giảm cao thứ hai so với các nước ASEAN, báo cáo của HSBC cho biết.

Ngoài ra, đợt dịch này khiến điểm yếu của thị trường lao động càng trầm trọng thêm. Theo đánh giá chung, tỷ lệ thất nghiệp tăng từ 2,4% trong quý I/2021 lên 2,6% trong quý II/2021, với tổng số lượng việc làm giảm 65.000 so với quý trước, hoặc thấp hơn 9% so với trước đại dịch. Mặt khác, trong khi các nước phát triển đã áp dụng giải pháp trợ cấp tiền mặt trực tiếp cho hộ gia đình, những nước đang phát triển như Việt Nam có khả năng phải chờ một thời gian khá dài mới chứng kiến tiêu dùng trong nước tăng rõ rệt cho đến khi thị trường việc làm phục hồi hoàn toàn và bền vững.

Triển vọng phục hồi của Việt Nam vẫn tươi sáng

Tuy nhiên một điểm sáng của quý II là hoạt động xuất nhập khẩu tiếp tục bền vững đáng ngạc nhiên, dù nhu cầu trong nước chịu tác động rõ rệt. Xuất khẩu tăng 33% so với cùng kỳ năm trước, một phần là nhờ hiệu ứng cơ sở thuận lợi. Việt Nam vẫn hưởng lợi từ nhu cầu tăng cao đối với sản phẩm liên quan đến dịch bệnh, bao gồm điện tử và máy móc. Thêm vào đó, ngành sản xuất truyền thống giúp tăng trưởng xuất khẩu ổn định nhờ nhu cầu toàn cầu được cải thiện.

Cùng với đó, kim ngạch nhập khẩu tiếp tục phục hồi mạnh mẽ, tăng 46% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả này dẫn đến thâm hụt cán cân thương mại lớn trong quý II tương đương 4,3 tỷ USD. Tuy nhiên, HSBC lưu ý "thâm hụt cán cân thương mại lớn không nhất thiết là dấu hiệu suy giảm vị thế thương mại". Khi Việt Nam trở thành một đầu mối sản xuất quan trọng của thế giới, hoạt động sản xuất trong nước đương nhiên đòi hỏi một khối lượng nhập khẩu lớn. Phần lớn hàng hóa nhập khẩu là nguyên liệu thô và hàng hóa trung gian dùng trong sản xuất để xuất khẩu, kim ngạch nhập khẩu ổn định báo hiệu một chu kỳ xuất khẩu mạnh mẽ ổn định.

Mặc dù "bức tranh" xuất nhập khẩu khá tươi sáng, các chỉ số dự báo vẫn chỉ ra những nguy cơ ngắn hạn của tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng. Chỉ số PMI tháng 6 lao dốc xuống 44,1 chạm mức thấp nhất trong vòng một năm, với các chỉ số trọng yếu cùng giảm mạnh. Nói chung, các khu công nghiệp lớn đều bị ảnh hưởng và tác động lên sản xuất sẽ còn tiếp tục gia tăng khi tâm dịch giờ đây chính là TP.HCM, trung tâm thương mại của cả nước.

Tuy nhiên, bất kể những thách thức trước mắt do đại dịch, các nhà phân tích của HSBC nhận định triển vọng phục hồi của Việt Nam vẫn tươi sáng, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế đang có những dấu hiệu cải thiện tích cực. Vốn FDI đăng ký cấp mới tăng 13% trong nửa đầu năm 2021 so với cùng kỳ năm trước, trong khi vốn FDI giải ngân tăng gần 7% so với cùng kỳ năm trước. HSBC đã giảm dự báo tăng trưởng cả năm 2021 từ 6,6% xuống còn 6,1%, tuy nhiên thay đổi này chỉ đơn thuần phản ánh tác động của đợt bùng dịch mới nhất, và Việt Nam vẫn có thể tiếp tục là điểm sáng trong khu vực sau khi lấy lại tiến độ phục hồi bền vững.

Về lạm phát, báo cáo của HSBC ước tính lạm phát trung bình năm 2021 đạt mức 2,8%, khá thấp so với mức trần lạm phát trần 4%, cho phép Ngân hàng Nhà nước có thể linh hoạt trong vận dụng chính sách tiền tệ thích ứng nhằm hỗ trợ tăng trưởng. Báo cáo cũng dự báo Ngân hàng Nhà nước sẽ điều chỉnh lãi suất 50 điểm cơ sở trong quý IV/2022, từ đó tăng lãi suất tái cấp vốn lên 4,5% vào cuối năm 2022.

Ngoài việc kiểm soát dịch bệnh, một ưu tiên quan trọng khác được nhấn mạnh là Việt Nam cần tăng tốc mua vắc-xin và triển khai tiêm phòng cho người dân. Việt Nam vẫn đang đi sau các nước trong khu vực về chích ngừa, chỉ khoảng 3% dân số đã được tiêm phòng ít nhất một mũi. Dự tính từ nay đến cuối năm nay, Việt Nam sẽ nhận được 62,4 triệu liều, đủ để tiêm phòng cho 30% dân số. Thêm vào đó, Chính phủ vừa quyết định phê duyệt 320 triệu USD để đặt mua thêm 61 triệu liều, mặc dù chi tiết ngày giao nhận chưa được công bố.

(Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)

Hoàng Yến

推荐内容