您现在的位置是:Thể thao >>正文

【nhận định mu vs burnley】Có cơ chế, ngân hàng vẫn khó thu giữ tài sản đảm bảo

Thể thao9人已围观

简介Khó thu giữ tài sản đảm bảo Theo Ngân hàng Nhà nước, việc Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử ...

TSĐB

Khó thu giữ tài sản đảm bảo

Theócơchếngânhàngvẫnkhóthugiữtàisảnđảmbảnhận định mu vs burnleyo Ngân hàng Nhà nước, việc Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (TCTD) cho phép các ngân hàng có quyền thu giữ tài sản đảm bảo là điểm mấu chốt để quá trình triển khai xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42 có hiệu quả hơn.

Cụ thể, tại Điều 7 Nghị quyết số 42 cho phép các TCTD có quyền thu giữ tài sản đảm bảo của khoản nợ xấu đã phát đi thông điệp bảo vệ quan hệ có vay - có trả, khẳng định quyền của chủ nợ, là điều mà các TCTD đã mong mỏi. Tuy nhiên, để thực hiện được quyền này, các TCTD vẫn cần đến sự hỗ trợ của cơ quan công an các cấp.

Đến nay, mặc dù Bộ Công an đã có văn bản hướng dẫn về việc hỗ trợ đảm bảo an ninh trật tự trong quá trình thu giữ. Nhưng trên thực tế, việc thu giữ tài sản đảm bảo hiện nay vẫn phụ thuộc khá nhiều vào thiện chí của bên vay, đặc biệt nhiều trường hợp khách hàng không hợp tác, cố ý chây ì trong việc bàn giao tài sản đảm bảo. Điều này đã ảnh hưởng không ít đến công tác xử lý thu hồi nợ xấu.

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 7 Nghị quyết số 42, một trong các điều kiện để TCTD có quyền thu giữ tài sản đảm bảo là "Tại hợp đồng bảo đảm có thảo thuận về việc bên bảo đảm đồng ý cho TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quyền thu giữ tài sản đảm bảo của khoản nợ xấu khi xảy ra trường hợp xử lý tài sản đảm bảo theo quy định của pháp luật". Tuy nhiên, trên thực tế nhiều Hợp đồng bảo đảm ký trước thời điểm Nghị quyết số 42 có hiệu lực không có nội dung trên và khách hàng không hợp tác với TCTD trong việc ký văn bản bổ sung này vào Hợp đồng bảo đảm. Do đó, đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến TCTD gặp khó khăn khi tiến hành thu giữ tài sản đảm bảo theo Nghị quyến số 42, đặc biệt trong trường hợp khách hàng không hợp tác với TCTD.

Chưa trường hợp nào được xử lý nợ xấu theo thủ tục rút gọn

Một cơ chế đặc thù cũng được kỳ vọng đẩy nhanh quá trình xử lý nợ nợ xấu và việc áp dụng thủ tục rút gọn trong giải quyết tranh chấp về nghĩa vụ giao tài sản đảm bảo và xử lý tài sản đảm bảo, theo Điều 8 Nghị quyết số 42.

Để triển khai nội dung này, Hội đồng Thẩm phán đã ban hành Nghị quyết số 03/2018/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng thủ tục rút gọn trong giải quyết tranh chấp về nghĩa vụ giao tài sản đảm bảo, tranh chấp về quyền xử lý tài sản đảm bảo của khoản nợ xấu của TCTD, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu; một số quy định của pháp luật trong giải quyết các tranh chấp về xử lý nợ xấu, tài sản đảm bảo của khoản nợ xấu theo quy định của Nghị quyết số 42.

Tuy nhiên, hiện nay, số lượng các vụ việc xử lý nợ xấu thông qua thủ tục rút gọn tại toà án còn rất nhiều hạn chế. Theo số liệu do các TCTD báo cáo, một số TCTD đã áp dụng hình thức rút gọn trong giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản đảm bảo và đang được toà án các cấp xem xét giải quyết. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có trường hợp nào được giải quyết theo thủ tục rút gọn.

Nguyên nhân của thực trạng trên là theo quy định tại Khoản 3 Điều 317 về điều kiện áp dụng thủ tục tố tụng rút gọn và Khoản 4 Điều 323 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định về thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm theo thủ tục rút gọn thì trong giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án theo thủ tục rút gọn, nếu xuất hiện tình tiết mới mà các bên đương sự không thống nhất làm cho vụ án không còn đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn theo Điều 1 Khoản 8 Nghị quyết số 42 thì Toà án phải ra quyết định chuyển vụ án sang giải quyết thông thường.

Như vậy, trường hợp bên có nghĩa vụ trả nợ/chủ tài sản/bên đảm bảo không hợp tác, chống đối, rất dễ dẫn đến trường hợp cố tình tạo các tình tiết mới làm cho cho vụ án không còn bảo đảm điều kiện quy định tại Điều 1 Khoản 8 Nghị quyết số 42 để đưa vụ án về thủ tục tố tụng thông thường, nhằm mục đích kéo dài thời gian giải quyết vụ việc, dẫn đến việc áp dụng thủ tục tố tụng rút gọn có thể không phát huy được hiệu quả xử lý trong thực tế.

Theo thống kê, Agribank đã có 10 hồ sơ xin áp dụng thủ tục rút gọn đang chờ Toà án xem xét thụ lý. BIDV đã có 19 hồ sơ xin áp dụng thủ tục rút gọn đã được Toà án thụ lý, trong đó có 6 hồ sơ đang được giải quyết, 6 hồ sơ đã giải quyết nhưng được chuyển sang xét xử theo thủ tục thông thường, 7 hồ sơ chưa được giải quyết. ABC; VPB; VIB và Ngân hàng Nam Á mỗi ngân hàng có 1 hồ sơ xin áp dụng thủ tục rút gọn nhưng chưa nhận được văn bản toà án có chấp nhận thụ lý vụ án hay không…

Đến nay, mới ghi nhận 2 hồ sơ được toà án thụ lý giải quyết tranh chấp về quyền xử lý tài sản đảm bảo của khoản nợ xấu theo thủ tục rút gọn là vụ việc của ngân hàng OBC tại Toà án nhân dân tỉnh Cà Mau và SCB tại Toà án nhân dân quận 8, TP.HCM.

Dương An

Tags:

相关文章