【nhận định bóng đá ibongda】Xây văn hóa học đường: Không chỉ rèn nhân cách mà còn nâng chất lượng giáo dục
Ông Thái Văn Thành,âyvănhóahọcđườngKhôngchỉrènnhâncáchmàcònnângchấtlượnggiáodụnhận định bóng đá ibongda Giám đốc Sở GD-ĐT Nghệ An nhìn nhận những năm gần đây, chúng ta phải đối mặt với nhiều biểu hiện lệch chuẩn về đạo đức, lối sống trên bình diện xã hội nói chung, môi trường học đường nói riêng. Một bộ phận học sinh ứng xử thiếu văn hóa gây ảnh hưởng đến tinh thần và môi trường văn hóa giáo dục tốt đẹp trong trường học.
Đối với học sinh, xuất hiện tình trạng nói xấu người khác, nói tục, chửi thề, bạo lực học đường… Có học sinh còn nhắn tin trên Facebook xúc phạm danh dự, uy tín của thầy, cô giáo và nhà trường… Sự việc trên khiến dư luận xã hội bất bình và lo lắng về ý thức, thái độ thiếu tôn trọng thầy, cô giáo của một bộ phận học trò hiện nay.
Do đó, theo ông Thành, trước bối cảnh đổi mới giáo dục và cuộc cách mạng 4.0, việc xây dựng văn hóa học đường trong các cơ sở giáo dục, đào tạo là vấn đề cấp thiết, nhất là khi giáo dục đào tạo luôn được coi là quốc sách hàng đầu. Văn hóa học đường ảnh hưởng nhiều tới chất lượng và hiệu quả của quá trình giáo dục trong nhà trường theo hướng phát triển con người toàn diện.
Ông Trần Văn Thức, Giám đốc Sở GD-ĐT Thanh Hóa cho hay, xây dựng văn hóa học đường là yếu tố then chốt để phát triển nhà trường. Văn hóa học đường lành mạnh, tích cực sẽ là yếu tố thuận lợi để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, phòng ngừa các hành vi lệch chuẩn, tạo động lực cho cả người dạy và người học.
Để xây dựng văn hóa học đường, ông Thức cho rằng các nhà trường phải hoàn thiện văn bản về quy định, quy chế ở mức tốt nhất, phù hợp thực tiễn phát triển. Đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, nhà giáo, người lao động, học sinh, sinh viên và gia đình về sự cần thiết của việc xây dựng văn hóa học đường trong giai đoạn hiện nay.
Cùng với đó, cần nâng cao năng lực giáo dục văn hóa ứng xử cho cán bộ quản lý, giáo viên và lực lượng giáo dục khác. Mặt khác, phát triển năng lực, hoàn thiện nhân cách, lối sống văn hóa lành mạnh, thân thiện cho cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên nhằm tạo sự chuyển biến căn bản về ứng xử văn hóa trong nhà trường. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, hướng tới môi trường sư phạm lành mạnh, thân thiện, tích cực và phát triển bền vững.
Theo ông Thái Văn Thành, để xây dựng được văn hóa trong trường học, cần có sự kết hợp liên bộ, liên ngành và toàn xã hội.
Riêng trong trường học, đòi hỏi hiệu trưởng phải có kỹ năng chỉ đạo xây dựng kế hoạch phát triển văn hóa học đường.
Hiệu trưởng cần làm cho giáo viên, học sinh hiểu rõ văn hóa ứng xử, văn hóa nhà trường, tầm nhìn, giá trị của nhà trường; Phổ biến nhu cầu thay đổi, viễn cảnh tương lai để mọi người cùng chia sẻ. Từ đó động viên tinh thần, tạo động lực cho đội ngũ cán bộ, giáo viên có sự đồng thuận, hiểu rõ vai trò, vị trí, quyền lợi và trách nhiệm của mình trong việc nỗ lực tham gia xây dựng phát triển văn hóa mới cho nhà trường. Kế hoạch cần cụ thể, chi tiết tới từng người, phù hợp với các điều kiện, thời gian và nguồn lực khác để có thể thực thi.
Theo ông Thành, để thực hiện văn hóa học đường cũng cần có nguồn lực thích hợp. Hiệu trưởng cần bố trí nguồn kinh phí hợp lý và khai thác các nguồn lực khác phục vụ cho việc thực hiện kế hoạch phát triển văn hóa học đường.
Văn hóa học đường góp phần xây dựng trường học hạnh phúc
Những mô hình trường học hạnh phúc, trường học xanh, sạch, đẹp sẽ tạo nên những ngôi trường học tập an toàn, thân thiện, tôn sư trọng đạo, hình thành hệ giá trị tốt đẹp cho học sinh trong tương lai.本文地址:http://app.marimbapop.com/news/975f798382.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。