VHO - Chiều qua 30.3,ưỡitrênngọnsóngsốBứctranhtoàncảnhvềđầutưchođổimớisángtạotạiViệđội hình sc braga gặp benfica tại TP.HCM, tạp chí Forbes Việt Nam (ấn phẩm Báo Văn Hóa) phối hợp cùng Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) và quỹ đầu tư Do Ventures tổ chức Diễn đàn Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2023, với chủ đề “Cưỡi trên ngọn sóng số” và công bố “Báo cáo Đổi mới sáng tạo và Đầu tư công nghệ 2023”.Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Duy Đông phát biểu tại diễn đàn Tham dự sự kiện có Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Duy Đông; Tổng Biên tập báo Văn HóaNguyễn Anh Vũ; đại diện các cơ quan Trung ương và địa phương, các tổ chức quốc tế, quỹ đầu tư, các tổ chức hỗ trợ đổi mới sáng tạo (ĐMST) và khởi nghiệp, các viện nghiên cứu, trường đại học, các tập đoàn, doanh nghiệp trong và ngoài nước… Diễn đàn nhằm cập nhật các xu hướng mới nhất về đầu tư cho ĐMST và khởi nghiệp Việt Nam năm 2022 và triển vọng năm 2023. Thách thức và cơ hội đan xen Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Duy Đông cho rằng, Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển mới trong bối cảnh thế giới có nhiều biến chuyển với thách thức và cơ hội đan xen. Sự cạnh tranh địa chính trị, thương mại giữa các quốc gia cùng tác động mạnh mẽ của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đặt ra cho các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam những yêu cầu cấp thiết để xây dựng nền kinh tế và năng động, tự chủ gắn với phát triển dựa vào khoa học công nghệ và ĐMST. Thời gian qua, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc ứng dụng khoa học công nghệ, ĐMST nhằm thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững. Với môi trường kinh doanh và đầu tư đang từng bước được cải thiện, hệ sinh thái đổi mới sáng tạo của Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Theo Thứ trưởng, sự kiện công bố “Báo cáo Đổi mới sáng tạo và Đầu tư công nghệ 2023” và ra mắt “Diễn đàn Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2023” với chủ đề “Cưỡi trên ngọn sóng số” được tổ chức vào thời điểm Việt Nam đang thu hút các nhà đầu tư quốc tế nhờ lợi thế chiều rộng và chiều sâu thị trường, mở ra cơ hội để các doanh nghiệp ĐMST, startups, doanh nhân khởi nghiệp lĩnh hội nhiều thông tin, kiến thức và góp phần đưa Việt Nam là trung tâm ĐMST và kỳ lân công nghệ của khu vực. Toàn cảnh diễn đàn Các chuyên gia dự báo, nền kinh tế số của Việt Nam dự đoán sẽ chạm mốc 43 tỉ đô la Mỹ vào năm 2025 theo ước tính của Google và Temasek. Đã có sự thay đổi về xu hướng, khẩu vị và tiêu chí lựa chọn đầu tư khi các nhà đầu tư thiên thần và quỹ đầu tư mạo hiểm thận trong hơn trong việc lựa chọn các dự án để rót vốn nhưng nhiều lĩnh vực tại Việt Nam. Dự báo, Việt Nam sẽ tiếp tục thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư quốc tế nhờ lợi thế chiều rộng và chiều sâu thị trường. Việt Nam đang ở trong thời kỳ dân số vàng với thị trường tiêu dùng 100 triệu dân, nền kinh tế số phát triển nhanh chóng, hạ tầng Internet phát triển và sự phổ biến của thiết bị cầm tay thông minh… Trong bảng xếp hạng do StartupBlink thực hiện về hệ sinh thái startup các quốc gia năm 2022, Việt Nam xếp thứ 54, tăng 5 bậc so với năm trước. Chỉ số ĐMST toàn cầu (GHI), chỉ số cạnh tranh toàn cầu (GCI) của Việt Nam đều được cải thiện và đứng thứ hạng cao cùng với các nước phát triển. Việt Nam vẫn duy trì được vị trí trong nhóm 50 quốc gia ĐMST dẫn đầu là một nỗ lực rất lớn. Năm 2022, Việt Nam chứng kiến mức tăng trưởng cao nhất trong nền kinh tế số ở Đông Nam Á với mức tăng 28% so với năm ngoái, từ 18 tỉ USD lên 23 tỉ USD. Nền kinh tế số của Việt Nam dự kiến sẽ tăng trưởng nhanh gấp hai lần GDP cho đến năm 2030 (19% so với 9%). Các diễn giả chia sẻ nhiều vấn đề quan trọng về đổi mới sáng tạo tại Việt Nam cũng như các nước Ông Vũ Quốc Huy, Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia cho biết: “Việt Nam hiện nay được đánh giá là quốc gia có sức tăng trưởng và năng động nhất trong việc thúc đẩy hệ sinh thái ĐMST. Thông qua việc phát triển nền kinh tế số, các chỉ số quan trọng thể hiện nhận định đó là số lượng người dùng internet hiện nay ở Việt Nam là 72 triệu người, chiếm 73% tổng dân số, đứng vị trí thứ 12 trên thế giới. Cùng với đó, Việt Nam đứng thứ 48 xét về chỉ số sáng tạo toàn cầu trên 132 quốc gia. Tuy nhiên, bên cạnh những đánh giá tích cực thì chúng ta vẫn còn rất nhiều thách thức. Đến năm 2030, Việt Nam đặt ra những mục tiêu rất lớn, liên quan đến ĐMST. Mục tiêu thứ nhất là kinh tế số của Việt Nam chiếm 30% GDP; thứ hai là đưa Việt Nam vào top 40 quốc gia trong bảng xếp hạng chỉ số sáng tạo toàn cầu; thứ ba là phủ sóng 5G toàn quốc. Chính vì thế, để đạt được ba mục tiêu này chúng ta phải nỗ lực rất nhiều trong vòng 7 năm tiếp theo”. Xây dựng văn hóa đổi mới sáng tạo tại Việt Nam Trong khuôn khổ sự kiện, bức tranh toàn cảnh về đầu tư cho ĐMST, cụ thể trong lĩnh vực công nghệ tại Việt Nam năm vừa qua cũng như nhìn lại những sáng kiến quan trọng của Chính phủ nhằm phát triển hệ sinh thái ĐMST, phân tích những xu hướng dầu tư nổi bật hiện nay. Thúc đẩy ĐMST là chủ trương quan trọng trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, đặc biệt được xác định rõ nét và toàn diện, từ chủ đề, quan điểm phát triển, mục tiêu, các đột phá chiến lược đến phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp trong thu hút đầu tư Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 – 2030. Theo đó, phát triển mạnh mẽ khoa học công nghệ, ĐMST và chuyển đổi số để tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, hướng đến mục tiêu đến năm 2030 là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao, và đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Có thể nói, trong những năm vừa qua, hoạt động đầu tư cho ĐMST và khởi nghiệp đã được Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước Trung ương và địa phương hết sức quan tâm. Nghi thức công bố “Báo cáo Đổi mới sáng tạo và Đầu tư công nghệ 2023” “Yêu cầu đặt ra trong thời gian tới là phải xây dựng nền kinh tế phát triển năng động, nhanh và bền vững, tự chủ dựa trên nền tảng khoa học công nghệ và ĐMST gắn với nâng cao hiệu quả trong công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế”, ông Trần Duy Đông cho biết và khẳng định, báo cáo “Đổi mới sáng tạo và Đầu tư công nghệ 2023” sẽ cung cấp những thông tin có giá trị, đa chiều cho các doanh nghiệp ĐMST, startups, các nhà đầu tư, các cơ quan, tổ chức cũng như các thành viên trong hệ sinh thái ĐMST. Diễn đàn Đổi mới sáng tạo Việt Nam góp phần thúc đẩy và hỗ trợ các hoạt động ĐMST, xây dựng văn hóa ĐMST tại Việt Nam và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của ĐMST trong công cuộc phát triển đất nước. Diễn đàn cũng là không gian các cơ quan quản lý nhà nước Trung ương và địa phương, các tổ chức, doanh nghiệp, nhà đầu tư, viện nghiên cứu, chuyên gia thảo luận đa chiều về ĐMST và khởi nghiệp Việt Nam trong bối cảnh chung của khu vực và toàn cầu. Đồng thời, Diễn đàn là cánh cửa mở ra những cơ hội hợp tác và đầu tư, khơi thông nguồn lực ĐMST để phát triển đất nước. HỒNG HẠNH - THÙY TRANG |