Sản xuất và chế biến chè là thế mạnh của Tuyên Quang bởi đây là một trong những địa phương có diện tích và sản lượng chè lớn ở khu vực miền Bắc. Trong đó,ỨngdụngcôngnghệtiêntiếnvàosảnxuấtLợiíchnhânđôđội hình al akhdoud club gặp al ittihad vùng chè Shan tuyết cổ thụ ở xã Sinh Long, Hồng Thái, Sơn Phú ( huyện Na Hang) khá nổi tiếng về chất lượng và có giá trị kinh tế cao. Nhằm hỗ trợ khai thác và nâng cao giá trị cây chè, những năm qua, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp 1 (Cục Công Thương địa phương) đã phối hợp với Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh Tuyên Quang hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đầu tư thiết bị tiên tiến trong chế biến chè.
Tiêu biểu, năm 2020, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp 1 đã phối hợp hỗ trợ Công ty cổ phần chè Sông Lô thực hiện đề án “Xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất, chế biến chè đen xuất khẩu” với tổng kinh phí hỗ trợ 500 triệu đồng. Đề án được thực hiện đã giúp doanh nghiệp chế biến sâu và nâng cao chất lượng, xây dựng thương hiệu sản phẩm gắn với việc duy trì, mở rộng thị trường. Theo đại diện đơn vị thụ hưởng, sau một năm hoàn thành, đề án đã giúp công ty ổn định sản xuất và tăng trưởng với con số lý tưởng.
Trước đó, Công ty cổ phần chè Sông Lô cũng đã được Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp 1 hỗ trợ kinh phí thực hiện “Mô hình trình diễn kỹ thuật chế biến chè đen xuất khẩu” với công suất thiết kế 4.500 tấn/năm. Đây là mô hình ứng dụng công nghệ hiện đại trong chế biến chè xuất khẩu thời điểm đó với điểm nhấn là dây chuyền vò chè và sấy chè bằng máy thay cho phương pháp thủ công. Sản phẩm tạo ra được tiêu thụ và ưa chuộng tại nhiều nước trên thế giới như Anh, Đức, Hà Lan, Nga, Ấn Độ, Pakistan, Đài Loan, Trung Quốc...
Sản xuất tại Công ty cổ phần chè Sông Lô |
Sau nhiều lần đầu tư, nhà máy chế biến chè của Công ty cổ phần chè Sông Lô đáp ứng tiêu chuẩn ISO 9001-2000 và vệ sinh anh toàn thực phẩm HACCP. Hệ thống máy vò chè của Liên Xô trước đây đã được thay thế bằng hệ thống máy vò hiện đại của Srilanka, nhờ đó rút ngắn được thời gian vò chè, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm điện tiêu thụ, từ đó rút ngắn thời gian tạo ra sản phẩm. Công suất sản xuất của doanh nghiệp hiện đã đạt trên120 tấn chè búp tươi/ngày. Doanh nghiệp cũng đã sử dụng các hệ thống băng tải, cẩu, máy đảo chè héo, máy thu chè héo, cùng đó đầu tư máy xào chè, máy đóng túi chân không, máy tách cẫng, hệ thống silo bảo quản chè nhằm tăng năng suất, đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Theo đại diện Công ty cổ phần chè Sông Lô, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 giá nguyên liệu đầu vào tăng đột biến, ảnh hưởng giá thành của sản phẩm, trong khi đó thị trường tiêu thụ không mấy tích cực, có yêu cầu ngày càng cao về chất lượng, mẫu mã sản phẩm. Bên cạnh đó, ngày càng xuất hiện nhiều cơ sở tham gia sản xuất, kinh doanh các mặt hàng chè đóng gói với mẫu mã đẹp, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm…đã tạo áp lực cạnh tranh lớn cho doanh nghiệp.
Nhằm vượt qua những thách thức trên, song song với quá trình đầu tư máy móc thiết bị hiện đại vào sản xuất, doanh nghiệp có kế hoạch thực hiện dự án đầu tư mới, trồng lại toàn bộ diện tích chè đã già cỗi, năng suất chất lượng thấp bằng những giống chè mới có năng suất cao, chất lượng tốt. Sản xuất chè theo hướng hữu cơ, cùng với việc đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật, doanh nghiệp tiếp tục nghiên cứu cho ra đời các sản phẩm mới, có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng. Doanh nghiệp cũng tiếp tục tìm kiếm mở rộng thị trường, góp phần xây dựng thành công thương hiệu chè Tuyên Quang trên thị trường.
Để thực hiện thành công định hướng trên, đại diện Công ty cổ phần chè Sông Lô cho hay: Quy mô sản suất của công ty còn khiêm tốn, để trở thành một thương hiệu mạnh, doanh nghiệp rất mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ chương trình khuyến công trong đổi mới tổ chức quản lý sản xuất, tư vấn xây dựng thương hiệu, mẫu mã bao bì, mở rộng và tiếp cận thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước.