【kết quả bóng đá nữ hôm nay】Miễn lệ phí môn bài sẽ khuyến khích đầu tư kinh doanh

时间:2025-01-26 22:05:31 来源:88Point

chi cục thuế long biên

Làm thủ tục hành chính thuế tại Chi cục Thuế Long Biên (Hà Nội). Ảnh: NM.

* PV:Như ông đã biết,ễnlệphímônbàisẽkhuyếnkhíchđầutưkết quả bóng đá nữ hôm nay Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý cho dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 139/2016/NĐ-CP. Trong dự thảo, Bộ Tài chính đề xuất miễn lệ phí môn bài đối với DN nhỏ và vừa, DN chuyển đổi từ hộ kinh doanh. Xin ông cho biết quy định này có ý nghĩa như thế nào với cộng đồng DN?

- Ông Nguyễn Văn Được:Tôi cho rằng, chính sách miễn lệ phí môn bài trong dự thảo nghị định sửa đổi Nghị định 139/2016/NĐ-CP có những tác động tích cực đến nền kinh tế, đặc biệt là khối kinh tế tư nhân, trong đó có các DN chuyển đổi từ hộ kinh doanh, DN nhỏ và vừa và DN khởi nghiệp…

Đầu tiên, nhìn từ góc độ cá nhân là một doanh nhân, hoạt động trong lĩnh vực thuế, tư vấn thành lập và quản trị DN, tôi thấu hiểu về bài toán chi phí và hiệu quả kinh doanh. Theo đó, một đồng chi phí cắt giảm được thì đồng nghĩa với việc có được gần một đồng lợi nhuận sau khi nộp thuế thu nhập DN (TNDN). Do đó, miễn lệ phí môn bài sẽ giúp DN giảm chi phí hoạt động, tăng hiệu quả kinh doanh, tăng tích lũy và khuyến khích đầu tư tư nhân. Đây là một động thái tích cực.

Miễn lệ phí môn bài sẽ khuyến khích đầu tư kinh doanh
Miễn lệ phí môn bài đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp chuyển từ hộ kinh doanh, hợp tác xã nông nghiệp… sẽ giúp doanh nghiệp giảm chi phí, khuyến khích đầu tư kinh doanh...   Ông Nguyễn Văn Được

Tuy nhiên, nếu nhìn tác động tuyệt đối trên khía cạnh kinh tế đối với DN, thì chính sách này chưa thực sự là động lực, là yếu tố căn bản, then chốt để phát triển kinh tế tư nhân. Bởi lẽ lệ phí môn bài chỉ là một khoản chi phí quá nhỏ trong tổng chi phí của DN.

Nhưng nếu nhìn ở một góc độ sâu xa khác thì chính sách này đã thể hiện rõ phương châm và hành động cụ thể hóa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về chú trọng phát triển kinh tế tư nhân, theo Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 3/6/2017 “Về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”.

Bên cạnh đó, chính sách này thể hiện động thái hỗ trợ tích cực và thiết thực của Chính phủ đối với phát triển kinh tế và là yếu tố quan trọng để góp phần hoàn thành kế hoạch phát triển 1 triệu DN.

Ngoài ra, việc miễn lệ phí môn bài sẽ thúc đẩy gia tăng sản xuất kinh doanh cả về số lượng lẫn chất lượng. Bởi lẽ, khi miễn lệ phí môn bài 1 năm cho tất cả tổ chức, cá nhân mới thành lập, sẽ khuyến khích kinh doanh và thành lập DN.

Chính sách miễn lệ phí môn bài 3 năm khi chuyển đổi mô hình từ hộ kinh doanh lên DN sẽ thúc đẩy quá trình chuyển đổi từ hộ cá nhân kinh doanh thành DN, góp phần bổ sung về mặt số lượng DN.

Mặt khác, việc miễn lệ phí môn bài còn có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần định hướng phát triển nền kinh tế tư nhân theo hướng chuyên môn hóa, hiện đại hóa và là cơ sở hình thành một nền kinh tế minh bạch và thiên về quản trị ở một tầm cao hơn.

Khi chuyển đổi thành DN phải chuyên nghiệp hơn, thực hiện sổ sách kế toán minh bạch, áp dụng khoa học quản trị DN… tức là phát triển về chất. Đồng thời khi nền kinh tế được minh bạch, thì việc chống thất thu, chống xói mòn thuế và chống gian lận công vụ cũng sẽ được cải thiện.

* PV:Ngoài đề xuất miễn lệ phí môn bài đối với DN nhỏ và vừa, DN chuyển từ hộ kinh doanh, dự thảo cũng đề xuất miễn lệ phí môn bài đối với hợp tác xã nông nghiệp. Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?

- Ông Nguyễn Văn Được:Tôi hoàn toàn đồng thuận với đề xuất miễn lệ phí môn bài đối với hợp tác xã nông nghiệp, bởi bản chất hợp tác xã là một tập hợp các xã viên cũng giống như những hộ, cá nhân kinh doanh, những DN nhỏ và vừa.

Việc giảm lệ phí môn bài là hợp lý và tạo ra môi trường công bằng, bình đẳng đối với các loại hình kinh doanh; đồng thời góp phần kích thích, động viên hợp tác xã nông nghiệp phát triển, giúp hợp tác xã nông nghiệp thực hiện tốt nhiệm vụ và sứ mệnh mà các vấn đề xã hội đặt ra đối với loại hình này.

* PV:Dự thảo cũng đề xuất miễn lệ phí môn bài đối với cơ sở giáo dục đào tạo công lập. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng nếu cơ sở giáo dục đào tạo có hoạt động sản xuất, kinh doanh như: cho thuê trụ sở, liên kết kinh doanh, bán hàng... thì phải nộp lệ phí môn bài. Ông nghĩ gì về ý kiến này?

- Ông Nguyễn Văn Được:Theo tôi, miễn lệ phí môn bài đối với cơ sở công lập hoạt động thuần túy về giáo dục đào tạo là hợp lý, vì bản chất nó không kinh doanh và kinh phí hoạt động của cơ sở công lập đa phần được đầu tư ngân sách nhà nước. Như vậy, Nhà nước chi rồi lại thu về sẽ tăng thêm thủ tục và lãng phí thời gian, chi phí cho xã hội.

Tuy nhiên, nếu cơ sở công lập phát sinh các hoạt động kinh doanh khác ngoài hoạt động giáo dục đào tạo như: cho thuê cơ sở vật chất, liên kết đào tạo… thì đương nhiên phải thu lệ phí môn bài để đảm bảo tính đồng bộ quy định của pháp luật và tạo ra tính công bằng, bình đẳng đối với các loại hình của tổ chức kinh doanh khác.

Tất nhiên, nếu cơ sở công lập đáp ứng đủ các điều kiện thuộc các đối tượng được miễn lệ phí môn bài như đã nêu, thì cơ sở công lập khi đó mới được miễn lệ phí môn bài.

* PV:Ngoài việc giảm lệ phí môn bài để tạo điều kiện thuận lợi cho DN, theo ông cần phải có chính sách gì kèm theo để hỗ trợ cho các DN nhỏ và vừa, DN chuyển đổi từ hộ kinh doanh?

- Ông Nguyễn Văn Được:Như tôi đã phân tích, chính sách này có tác động tích cực đến nền kinh tế vĩ mô, là bài toán trung và dài hạn cho nền kinh tế, nhưng nó lại ít tác động trực tiếp đến DN và người làm kinh doanh do chi phí lệ phí môn bài được miễn quá nhỏ trong tổng chi phí của DN.

Vì vậy, ngoài chính sách này, chúng ta nên tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, cải thiện dịch vụ công theo hướng đơn giản, gọn nhẹ, minh bạch, hiện đại và khoa học để giúp quá trình gia nhập thị trường (thành lập); vận hành, cơ cấu lại tổ chức kinh tế (thủ tục đăng ký thay đổi, chuyển đổi…) và thủ tục, chính sách rút khỏi thị trường (giải thể, phá sản…) phải thực sự linh hoạt và đơn giản, nhưng vẫn đảm bảo tính tuân thủ pháp luật, tránh những hệ quả, hệ lụy cho nền kinh tế… Trong đó vấn đề đặt ra đối với cơ quan thuế thực hiện thanh, kiểm tra và xác nhận tình trạng nghĩa vụ thuế khi giải thể DN phải được thực hiện đúng thời gian và đúng quy định.

Mặt khác, Chính phủ cũng cần đẩy mạnh lộ trình giảm thuế TNDN của DN nhỏ và vừa, DN khởi nghiệp từ 20% xuống 15% - 17%; chính sách hỗ trợ vốn, hỗ trợ kinh doanh theo Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa số 04/2017/QH14 và Nghị định 39/2018/NĐ-CP… sớm đi vào cuộc sống.

Một vấn đề khác mà hầu hết các DN đang quan tâm về áp lực khi tỷ lệ và mức đóng bảo hiểm bắt buộc cho người lao động khá cao, tạo gánh nặng về chi phí làm giảm sức cạnh tranh của DN Việt trên khu vực và quốc tế.

Vì vậy cần phải xem xét về tỷ lệ và mức đóng các khoản bảo hiểm bắt buộc, cũng như cần rà soát, cắt giảm các quy định về tính tuân thủ pháp luật lao động đối với DN bên cạnh các chính sách miễn lệ phí môn bài, chính sách cải cách thủ tục hành chính…, từ đó sẽ tạo thuận lợi và tăng sức cạnh tranh cho các DN vừa và nhỏ được tốt hơn.

* PV: Xin cảm ơn ông!

Nhật Minh (thực hiện)

相关内容
推荐内容