您现在的位置是:Cúp C1 >>正文

【lịch bóng đá việt nam ngày mai】Gỡ vướng thực hiện quản lý thuế với hàng gia công, sản xuất xuất khẩu

Cúp C13425人已围观

简介Hoạt động nghiệp vụ tại Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư, gia công, Cục Hải quan TP HCM.Ảnh: ST ...

go vuong thuc hien quan ly thue voi hang gia cong san xuat xuat khau

Hoạt động nghiệp vụ tại Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư, gia công, Cục Hải quan TP HCM. Ảnh: ST

Gặp vướng về chính sách thuế đối với trường hợp NK nguyên liệu, vật tư để sản xuất XK sau đó thuê gia công lại một số công đoạn, Cục Hải quan TPHCM phản ánh, trường hợp DN nhập hàng hóa để sản xuất XK, DN không trực tiếp sản xuất mà thuê công ty con (hoặc công ty liên kết) gia công lại sản phẩm sau đó nhận lại thành phẩm để XK theo loại hình sản xuất XK.

Tuy nhiên, từ ngày 1/9/2016 Luật Thuế XK, thuế NK số 107/2016/QH13 có hiệu lực, do chưa nắm rõ quy định về điều kiện miễn thuế, hoàn thuế, DN vẫn NK nguyên liệu, vật tư theo loại hình sản xuất XK sau đó thuê gia công và nhận lại sản phẩm để XK.

Vướng mắc về việc miễn thuế, hoàn thuế hàng NK để sản xuất hàng XK, hàng gia công theo loại hình XK tại chỗ, Cục Hải quan Bình Dương cho biết, vấn đề xử lý hoàn thuế, miễn thuế đối với loại hình XK tại chỗ đã được đưa vào nội dụng dự thảo sửa đổi Nghị định số 134/2016/NĐ-CP. Tuy nhiên, việc xử lý đối với các trường hợp phát sinh từ ngày 1/9/2016 đến nay vẫn chưa có hướng dẫn xử lý thống nhất trong toàn ngành, dẫn đến vướng mắc. Đơn vị đề xuất, loại hình XK tại chỗ được áp dụng như đối với hàng hóa XK ra nước ngoài hoặc XK vào khu phi thuế quan.
Hướng dẫn về vấn đề này, Tổng cục Hải quan cho biết, các trường hợp miễn thuế đối với hàng hóa NK để gia công quy định tại Điều 10, hàng hóa NK để sản xuất XK quy định tại Điều 12 Nghị định 134/2016/NĐ-CP nhưng XK tại chỗ (không XK ra nước ngoài, XK vào khu phi thuế quan) phát sinh từ ngày 1/9/2016 đến nay, Bộ Tài chính đang tập hợp vướng mắc của các đơn vị để xem xét, báo cáo Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Ngoài ra, Tổng cục Hải quan đang phối hợp với đơn vị chủ trì để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 134/2016/NĐ-CP theo hướng đảm bảo thực hiện đúng quy định của pháp luật và tạo thuận lợi cho DN.
Về hoàn thuế đối với hàng hóa NK để sản xuất kinh doanh nhưng đưa vào sản xuất hàng XK nhưng XK tại chỗ giữa 2 DN trong nước, theo Tổng cục Hải quan, đối với hàng NK để sản xuất, kinh doanh, sau đó đưa vào sản xuất hàng XK đã XK sản phẩm ra nước ngoài hoặc XK vào khu phi thuế quan được hoàn thuế đối với nguyên liệu, vật tư NK đã được sử dụng để sản xuất sản phẩm đã XK theo Điều 36 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP.
Trường hợp sản phẩm XK tại chỗ giữa 2 DN trong nước thì không đủ điều kiện hoàn thuế đối với nguyên liệu, vật tư NK.

Qua kiểm tra báo cáo quyết toán, cơ quan Hải quan có đủ cơ sở xác định nguyên liệu, vật tư NK của DN mặc dù thuê gia công lại nhưng đã đưa vào sản xuất sản phẩm XK và thực tế đã XK ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.

Đối với hàng hóa NK khác không phải loại hình sản xuất XK hàng hóa NK nếu sau đó tái xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam sẽ được Hải quan hoàn thuế NK (đã nộp) theo quy định. Trong trường hợp này, nguyên liệu, vật tư NK sản xuất sản phẩm đã thực XK, không để lại tiêu thụ trong nước, nếu không thuộc đối tượng miễn phải nộp thuế thì căn cứ nào để thu thuế vì thực tế hàng hóa không để lại tiêu thụ tại thị trường Việt Nam, DN chứng minh đầy đủ hồ sơ, chứng từ, tài liệu hàng hóa đã sản xuất và đã XK, như vậy sẽ hạn chế khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế, chưa khuyến khích sản xuất XK. DN bị truy thu thuế sẽ gặp khó khăn để duy trì hoạt động sản xuất XK, có thể dẫn đến khiếu nại, khiếu kiện.

Trả lời thắc mắc này, Tổng cục Hải quan cho biết, vướng mắc của các DN NK hàng hóa để sản xuất XK nhưng DN không trực tiếp sản xuất mà thuê gia công lại sản phẩm sau đó nhận lại thành phẩm để XK theo loại hình sản xuất XK đã được Tổng cục Hải quan báo cáo Bộ Tài chính xem xét sửa đổi, bổ sung Điều 12 Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 134/2016/NĐ-CP.

Trước mắt, đơn vị thực hiện đúng quy định tại Điều 12 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thực hiện trong đó có công văn số 4787/TCHQ-TXNK ngày 15/8/2018 của Tổng cục Hải quan.

Tại Cục Hải quan Đồng Tháp, khi DN thực hiện khai tờ khai nhập nguyên liệu gia công cho đối tác nước ngoài vướng mắc trong khai báo Biểu thuế NK tương ứng theo hướng dẫn tại điểm 1.80, Chỉ tiêu thông tin “Mã biểu thuế NK” Phụ lục I thay thế Phụ lục II Thông tư 38/2015/TT-BTC hướng dẫn khai báo “Đối với hàng hóa thuộc đối tượng miễn thuế, không được khai mã Biểu thuế NK là B30 mà phải lựa chọn mã Biểu thuế tương ứng với loại thuế suất NK nêu trên”.

Tuy nhiên, tại điểm a khoản 3 Điều 31 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP có quy định thủ tục miễn thuế: “Người nộp thuế tự xác định, khai hàng hóa và số tiền thuế được miễn thuế (trừ việc kê khai số tiền thuế phải nộp đối với hàng hóa XK, NK để gia công do bên thuê gia công cung cấp) trên tờ khai hải quan khi làm thủ tục hải quan, chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung khai báo”.

Như vậy, Phụ lục I Thông tư số 39/2018/TT-BTC thay thế Phụ lục II Thông tư 38/2015/TT-BTC hướng dẫn khai báo Biểu thuế NK nhập nguyên liệu gia công cho đối tác nước ngoài chưa phù hợp tại điểm a khoản 3 Điều 31 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP.

Theo đó, đơn vị này đề xuất, để phù hợp Điểm a khoản 3 Điều 31 Nghị định 134/2016/NĐ-CP, đề nghị sửa đổi, bổ sung điểm 1.80 Chỉ tiêu thông tin khai báo “Mã biểu thuế NK” Phụ lục I Thông tư số 39/2018/TT-BTC thay thế Phụ lục II Thông tư 38/2015/TT-BTC như sau: Đối với hàng hóa thuộc dối tượng miễn thuế (trừ hàng hóa nhập nguyên liệu gia công cho đối tác nước ngoài), không được khai mã Biểu thuế NK là B30 mà phải lựa chọn mã Biểu thuế tương ứng với loại thuế suất NK nêu trên.

Hướng dẫn vướng mắc này, Tổng cục Hải quan cho biết, theo quy định tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 38/2015/TT-BTC thì B30: Mã biểu thuế áp dụng cho đối tượng không chịu thuế NK, theo đó, khi DN khai mã biểu thuế B30 thì chỉ tiêu “Thuế suất” không cần khai.

Tại STT1.80- chỉ tiêu thông tin “Mã biểu thuế NK” Phụ lục I Thông tư số 39/2018/TT-BTC thay thế Phụ lục II Thông tư số 38/2015/TT-BTC hướng dẫn khai báo “Đối với hàng hóa thuộc đối tượng miễn thuế, không được khai mã Biểu thuế NK là B30 mà phải lựa chọn mã Biểu thuế tương ứng với loại thuế suất NK nêu trên”.

Đối với hàng hóa để gia công cho thương nhân nước ngoài: Tại bảng mã miễn thuế XK, thuế NK dùng trong VNACCS có hướng dẫn về khai mã miễn thuế XK, thuế NK như sau: “Sử dụng mã không chịu thuế XK, thuế NK (vì theo quy định hàng hóa xuất NK theo loại hình gia công thuộc đối tượng không phải tính thuế)” đối với nhóm hàng hóa là: Hàng NK để gia công cho phía nước ngoài; sản phẩm gia công xuất trả cho phía nước ngoài; hàng XK để gia công cho phía Việt Nam; sản phẩm gia công nhập trả phía Việt Nam.

Tại Bảng mã đối tượng không chịu thuế XK, thuế NK dùng trong VNACCS có hướng dẫn khai mã đối tượng không chịu thuế như sau: Mã XNG81- Hàng NK để gia công cho nước ngoài (đối tượng miễn thuế NK); mã XNG82- Sản phẩm gia công xuất trả cho phía nước ngoài (đối tượng miễn thuế XK); mã XNG83- Hàng XK để gia công cho Việt Nam (đối tượng miễn thuế XK); mã XNG84- Sản phẩm gia công nhập trả Việt Nam (đối tượng miễn thuế NK).

Tiếp thu ý kiến của Cục Hải quan Đồng Tháp, Tổng cục Hải quan cho biết, theo bảng mã miễn thuế XK, thuế NK dùng trong VNACCS có hướng dẫn đối với nhóm hàng hóa là hàng hóa NK/XK để gia công, sản phẩm gia công xuất trả/nhập trả thì sử dụng mã không chịu thuế XK, thuế NK. Đối với hàng hóa thuộc đối tượng miễn thuế (trừ hàng hóa nhập nguyên liệu gia công cho đối tác nước ngoài), không được khai mã Biểu thuế NK là B30 mà phải lựa chọn mã Biểu thuế tương ứng với loại thuế suất NK nêu trên.

Tags:

相关文章