【ket qua atlante】Ngành điều kêu cứu khẩn cấp, đề nghị áp thuế suất 25% với điều nhân nhập khẩu
作者:World Cup 来源:La liga 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-25 11:52:28 评论数:
Ngành điều nỗ lực “lên kệ siêu thị thế giới” | |
Doanh nhiệp xuất khẩu điều kiến nghị giảm thủ tục trong cấp C/O | |
Ngành điều nỗ lực nắm thế chủ động ở vị trí số 1 thế giới |
Điều nhân nhập khẩu có nguy cơ làm mất dần uy tín và thị phần của điều nhân Việt Nam trên thị trường quốc tế. Ảnh: N.H |
Trong văn bản gửi Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương mới đây, Hiệp hội Điều Việt Nam (VINACAS) đã kêu cứu khẩn cấp về tình trạng điều nhân nhập khẩu đang đe dọa sự phát triển của ngành điều trong nước.
Theo số liệu của VINACAS, trong 2 tháng đầu năm 2023, lượng điều nhân (vỏ lụa, nhân trắng) nhập khẩu vào Việt Nam là 10.158 tấn với kim ngạch 56,43 triệu USD. Số lượng 10.158 tấn điều nhân này tương đương với gần 44.000 tấn hạt điều thô. Còn năm 2022, theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, đã có 78.583 tấn được nhập vào Việt Nam, tương đương gần 350.000 tấn hạt điều thô - lớn hơn tổng sản lượng điều thô do Việt Nam sản xuất trong 1 năm.
Theo ông Bạch Khánh Nhựt, Phó chủ tịch thường trực VINACAS, Chủ trương của các nước trồng điều ở châu Phi (và gần đây có cả Campuchia) là phát triển công nghiệp chế biến điều, giảm dần xuất điều thô. Các nước này đưa ra nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ để thu hút đầu tư các nhà máy chế biến điều. Đồng thời, với điều thô xuất khẩu, các nước quy định và giám sát chặt giá xuất khẩu tối thiểu; áp mức thuế xuất khẩu cao, trong khi lại miễn thuế với điều nhân xuất khẩu. Còn tại Việt Nam, cả điều thô và điều nhân nhập khẩu để chế biến, xuất khẩu đều được miễn thuế.
“Chính sách của nhà nước 2 bên như vậy dẫn đến sự bất bình đẳng trong thương mại giữa doanh nghiệp chế biến 2 nước; tạo điều kiện để điều nhân từ châu Phi nhập khẩu vào Việt Nam. Điều này không những không đem lại lợi ích gì cho đất nước, mà còn đem đến những nguy cơ lớn đối với toàn ngành điều Việt Nam và ảnh hưởng lớn đến kinh tế - xã hội của Việt Nam” – ông Bạch Khánh Nhựt cho biết.
Cụ thể, do chỉ thực hiện 1 đến 3 công đoạn cuối (khoảng 20% toàn dây chuyền chế biến nếu tính từ điều thô), thậm chí chỉ đóng gói vào bao bì mới nên giá trị gia tăng không lớn. Nhà nước không những không thu được thuế mà xã hội Việt Nam cũng không nhận được bao nhiêu lợi ích từ phương thức kinh doanh này.
Đặc biệt, phương thức này chỉ do 1 số doanh nghiệp lớn, hiện chủ yếu là doanh nghiệp FDI làm đầu mối thực hiện, lợi nhuận chủ yếu tập trung cho số doanh nghiệp này. Các loại nhân nhập về hầu hết có chất lượng thấp, khi xuất đi sẽ làm giảm chất lượng chung của ngành điều Việt Nam, làm mất dần uy tín và thị phần của điều nhân Việt Nam trên thị trường quốc tế; làm mất đi một “Thương hiệu quốc gia” được dày công xây dựng trong nhiều năm qua.
Ông Nhựt phân tích thêm, nếu phương thức kinh doanh này phát triển, các doanh nghiệp chế biến lớn của Việt Nam để tồn tại cũng sẽ chuyển sang phương thức này. Từ đó, phải thu hẹp sản xuất theo hướng tập trung vào vài công đoạn cuối, bỏ phí đi phần lớn dây chuyền hiện đại đã đầu tư. Trong khi trung bình mỗi nhà máy hiện đại thường phải đầu tư từ 100 - 500 tỷ đồng.
Khi các công ty châu Phi thông qua Việt Nam bán được hàng, có lợi nhuận cao sẽ tiếp tục đầu tư, các công ty khác cũng đầu tư những nhà máy mới. Điều này vô tình tiếp tay cho công nghiệp chế biến điều của các nước này phát triển mạnh từ chính sự dễ dãi của thị trường Việt Nam và sự không công bằng trong cạnh tranh giữa doanh nghiệp chế biến tại châu Phi và Việt Nam. Từ đó, các nhà máy này sẽ chặn dần nguồn nguyên liệu hạt điều thô của các nhà máy Việt Nam để đáp ứng nhu cầu chế biến tại chỗ, khiến các nhà máy nhỏ và vừa Việt Nam phá sản. Tiếp đến, họ vươn lên nắm vững công nghệ, thiết bị, nâng cao chất lượng và giành chiếm dần thị trường điều nhân thế giới, bóp chết ngành chế biến điều Việt Nam trong tương lai không xa.
Đối với vùng nguyên liệu và nông dân trồng điều Việt Nam, nhân điều nhập khẩu vào Việt Nam sau đó xuất khẩu sẽ cạnh tranh trực tiếp với hạt điều thô trong nước. Bởi giá thành chế biến, nhập khẩu không cao nên dễ dàng điều chỉnh giá bán do người nhập khẩu có lợi nhuận cao sẽ khiến giá điều thô trong nước chịu áp lực giảm giá lớn.
Các nhà máy chế biến cũng chịu áp lực chuyển sang sử dụng nhân điều nhập khẩu thay vì chế biến từ điều thô do chi phí chế biến và quản lý chế biến thấp hơn vì chỉ phải làm khoảng 20% công việc so với chế biến từ điều thô, thời gian hoàn thành sản phẩm để giao cho khách hàng nhanh hơn. Do đó, hạt điều thô Việt Nam sẽ ngày càng khó tiêu thụ.
Trước tình hình đó, VINACAS đề nghị Chính phủ, Bộ Công Thương đàm phán ký các hiệp định song phương với từng nước về miễn thuế xuất nhập khẩu với hàng hóa của nhau; trong đó có việc bạn miễn thuế với điều thô xuất khẩu sang Việt Nam. Nếu đề nghị này không được chấp thuận, cần áp thuế suất 25% với hạt điều đã bóc vỏ (Mã 0801.32.00), theo Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi ban hành kèm theo Nghị định 57/2020/NĐ-CP ngày 10/07/2020 của Chính phủ; áp giá nhập khẩu tối thiểu đối với nhân điều nhập khẩu vào Việt Nam.