【toi nay co da bong ko】Lạm phát trong năm 2022 khoảng 3%
Giá nguyên vật liệu chưa tạo áp lực lớn đến mục tiêu kiểm soát lạm phát trong năm 2021 | |
Ba kịch bản cho tăng trưởng kinh tế trong năm 2022 | |
Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giảm nhiều loại phí,ạmpháttrongnămkhoảtoi nay co da bong ko lệ phí trong năm 2022 |
TS Nguyễn Đức Độ |
Ông đánh giá thế nào về áp lực lạm phát của Việt Nam trong thời gian tới khi một số mặt hàng như nhiên liệu, vật liệu xây dựng,... tăng giá khá mạnh trong thời gian gần đây?
Lạm phát tại Việt Nam và lạm phát tại nhiều nước trên thế giới có mối tương quan nhất định, chủ yếu do tác động của giá các hàng hóa cơ bản. Nếu giá xăng, dầu, giá lương thực, thực phẩm, sắt, thép… trên thế giới tiếp tục tăng cao, sớm muộn sẽ có tác động đến lạm phát tại Việt Nam và ngược lại.
Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 lại đang khiến cho sức mua nội địa hiện nay vẫn còn yếu. Thậm chí trong thời gian tới, sức mua nội địa tại thời điểm tết Dương lịch và tết Nguyên đán cũng sẽ không cao hơn nhiều so với thời điểm hiện nay do người dân vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn bởi tác động của dịch Covid-19.
Theo số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 11/2021 ước tính đạt 397,1 nghìn tỷ đồng, tăng 6,2% so với tháng trước và giảm 12,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 11 tháng năm 2021, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 4.128,5 nghìn tỷ đồng, giảm 8,7% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá giảm 10,4%. Đáng chú ý, so với cùng kỳ năm trước, CPI trong tháng 11/2021 mới chỉ tăng 0,32% so với tháng trước, tăng 2,1% so với cùng kỳ 2020. Tính chung 11 tháng năm 2021, CPI tăng 1,84% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016, lạm phát cơ bản 11 tháng tăng 0,82%. Các con số này cho thấy sự tác động tiêu cực của dịch Covid-19 tới thu nhập, đời sống của người dân là rất lớn.
Theo dự đoán của tôi, CPI năm 2021 chỉ tăng trung bình khoảng 2% so với năm 2020. Trong năm sau lạm phát sẽ vẫn nằm trong tầm kiểm soát, tức là ở mức dưới 4%, khoảng 3%. Tuy nhiên, khả năng áp lực lạm phát sẽ cao hơn kể từ năm 2023, khi kinh tế phục hồi hoàn toàn, sức mua của người tiêu dùng cao hơn. Chưa kể tác động của chính sách nới lỏng tiền tệ trong thời gian vừa qua sẽ phát huy tác dụng sau một vài năm tới.
Theo ông, những yếu tố rủi ro nào sẽ tác động đến lạm phát trong năm 2022?
Theo tôi tốc độ khôi phục tổng cầu của Việt Nam sẽ không nhanh, ít nhất 6 tháng sau mới cơ bản hồi phục. Do đó, trong nửa đầu năm 2022, chỉ số lạm phát sẽ không chịu tác động nhiều từ tổng cầu trong nước. Tuy nhiên, điều này lại phản ánh nền kinh tế không hồi phục tích cực và có khả năng tạo tâm lý tiêu cực ảnh hưởng đến cân đối vĩ mô, trong đó có CPI.
Tổng cầu và giá hàng hóa thấp có thể giúp CPI ổn định ở mức thấp trong ngắn hạn song không thể duy trì lâu dài. Đáng lo nhất là khi kinh tế hồi phục, tổng cầu tăng lên hoặc khi doanh nghiệp cạn khả năng chịu lỗ thì sẽ tăng giá mạnh, gây xáo trộn thị trường và kéo CPI tăng nhanh. Tuy nhiên, nếu điều hành vĩ mô hợp lý, đặc biệt là kiểm soát cung tiền ở mức vừa phải, CPI năm 2022 dù cao hơn năm nay nhưng vẫn có khả năng kiểm soát dưới 4%.
Trong thời gian tới, Việt Nam cần thực hiện những giải pháp nào để kiểm soát lạm phát dưới 4% theo mục tiêu mà Quốc hội đã đặt ra, thưa ông?
Tạm thời, dịch bệnh Covid-19 chính là yếu tố chủ đạo kiềm chế lạm phát tại Việt Nam dưới 4% trong năm nay và năm sau. Bởi do Covid-19 nên nhiều người dân đã thắt chặt chi tiêu, tình trạng thất nghiệp vẫn còn cao, trong khi đó tình hình sản xuất kinh doanh vẫn còn nhiều bất định nên doanh nghiệp cũng chưa đẩy mạnh đầu tư, những yếu tố này đã làm cho giá cả chưa thể tăng mạnh được. Nhưng khi nền kinh tế phục hồi, người tiêu dùng có thể tăng chi tiêu của mình lên, các doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư sẽ gây áp lực cho lạm phát cao hơn. Chính vì vậy, việc kiểm soát lạm phát trong giai đoạn tiếp theo còn phụ thuộc vào chính sách tiền tệ của Việt Nam cũng như của các nước phát triển, đặc biệt là Mỹ, vì nó tác động đến giá hàng hóa cơ bản trên thế giới.
Trong khoảng 5-7 năm trở lại đây, chính sách tiền tệ tại Việt Nam được hoạch định tương đối thận trọng, nên lạm phát cao như giai đoạn 2007-2011 có thể loại trừ. Tuy nhiên, với mức tăng cung tiền luôn cao hơn so với GDP danh nghĩa, việc lạm phát vượt mức 4% vào một thời điểm nào đó là hoàn toàn có thể xảy ra.
Cùng với quá trình phục hồi kinh tế cũng như áp lực lạm phát dần gia tăng, xu hướng chung là lãi suất sẽ dần dần tăng theo. Tuy nhiên, trong bối cảnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, Ngân hàng Nhà nước có thể sẽ tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ hiện hành cho đến hết năm 2021. Nhưng kể từ năm sau, nếu kinh tế Việt Nam phục hồi khả quan, Ngân hàng Nhà nước có thể sẽ có những điều chỉnh nhất định về chính sách tiền tệ.
Nhằm giảm bớt áp lực và kiểm soát bền vững lạm phát trong năm 2022, các cơ quan chức năng cần thực hiện tốt nhiều biện pháp như theo dõi sát diễn biến cung cầu giá cả thị trường các mặt hàng thiết yếu, chủ động trong việc điều hành giá các mặt hàng do nhà nước quản lý đúng thời điểm với liều lượng phù hợp.
Xin cảm ơn ông!
相关文章
Thời tiết hôm nay 01/12: Nam Bộ sáng sớm mát mẻ; Bắc Bộ rét, sương mù
Nam Bộ thời tiết sáng sớm có chút se lạnh kèm gió nhẹ (Ảnh: QUANG ĐỊNH)Đài khí tượng thủy văn khu vự2025-01-10410 viên chức chuyên ngành Y tế được xét thăng hạng
(HGO) – Chiều ngày 16-8, bà Hồ Thu Ánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Ch2025-01-10Các trường đại học, cao đẳng giảng dạy ra sao thời điểm này ?
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, các trường cao đẳng, đại học trên địa b&agr2025-01-10- Đề tài “Phát triển phần mềm hệ thống giám sát và cảnh b&aac2025-01-10
Hà Nội tặng 2 tỷ đồng cho đội tuyển bóng đá nam Việt Nam
SHB dành 2 tỷ đồng trao thưởng đội tuyển bóng đá nam Việt Nam khi vô địch ASEAN Cup 2024Tối 5/1, đội2025-01-10Phòng dịch an toàn, chất lượng nâng lên
Năm học 2020-2021 đã kết thúc, công tác phòng chống dịch Covid-19,2025-01-10
最新评论