【ket qua adelaide】Nông sản vẫn chật vật vào siêu thị

 人参与 | 时间:2025-01-10 20:17:19

nong san van chat vat vao sieu thi

Để nông sản vào được siêu thị,ôngsảnvẫnchậtvậtvàosiêuthịket qua adelaide nhà cung ứng vẫn phải chấp nhận mức chiết khấu khá cao. Ảnh: Nguyễn Thanh​.

Chỉ 10% nông sản sạch vào siêu thị

Theo thống kê của cơ quan quản lý, cả nước hiện có 9.000 chợ, 800 siêu thị, 130 trung tâm thương mại và khoảng 4.000 siêu thị mini, cửa hàng tự chọn của các DN trong và ngoài nước. Hệ thống thương mại hiện đại khá rộng lớn, ngày càng phát triển, nhưng đến nay, tỷ lệ nông sản sạch vào các hệ thống thương mại này chỉ chiếm từ 7-10%. Như vậy nghĩa là còn tới 80-90% hàng hóa nông sản được bán tự do ở các chợ, cửa hàng lẻ và hàng rong. Trong đó, có đủ các loại gồm cả sản phẩm đạt chất lượng và không đạt chất lượng.

Con số hàng nông sản sạch tiêu thụ tại siêu thị, trung tâm thương mại nêu trên được đánh giá là khá nhỏ bé so với năng lực sản xuất của Việt Nam. GS.TS Đặng Đình Đào, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển (Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội) đánh giá: Hàng Việt nói chung, nông sản Việt nói riêng không tham gia được vào chuỗi, hệ thống phân phối lớn, lý do đầu tiên là chất lượng, thương hiệu hàng hóa chưa đủ tầm để được đưa vào mạng lưới phân phối. Chất lượng, mẫu mã cũng như tính ổn định của sản phẩm Việt rất hạn chế.

Về vấn đề này, ông Vũ Vinh Phú, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội nêu quan điểm: Yếu kém ở khâu sản xuất là một trong những lý do khiến cho lượng hàng nông sản sạch vào siêu thị còn khiêm tốn. Lý do quan trọng khác là bởi sự thiếu trách nhiệm, chèn ép của đơn vị phân phối khi đưa ra mức chiết khấu cao với các nhà cung ứng. Mức chiết khấu thông thường lên tới 25-30%, cộng với những chi phí bất hợp lý khác. Thực tế trên làm nhiều nhà cung ứng không chịu nổi, nông sản sạch lại được bày bán ngoài thị trường, lẫn lộn với hàng hóa không đạt tiêu chuẩn.

"Tôi là người mở siêu thị đầu tiên, hàng hóa chỉ cần 30 phút kiểm tra là vào được siêu thị với mức chiết khấu bình quân 12,8%. Trong khi ở Việt Nam tại nhiều hội nghị liên kết cung cầu, rất nhiều DN đã phản ánh những bất cập khi đưa hàng vào siêu thị. Nhiều siêu thị có doanh số bán lớn, có quyền quyết định đã gây sức ép cho nhà cung ứng. Ví dụ, 10 đơn vị gửi rau vào siêu thị, chỉ 1-2 đơn vị được chọn. Đó là những đơn vị chịu chi chiết khấu cao. Thậm chí, khi đã bán hết hàng, siêu thị còn dùng chiêu "kế toán đi vắng" để trì hoãn việc thanh toán cho nhà cung ứng, nhằm chiếm dụng vốn", ông Phú nói.

Cần luật hóa khâu phân phối

Hàng Việt nói chung, nông sản Việt nói riêng bị o ép, con đường vào siêu thị ngặt nghèo sẽ gây ra hậu quả gì?

Theo ông Phú, hậu quả trước tiên thấy rất rõ là hàng Việt không tiếp cận được với người tiêu dùng vào siêu thị mua hàng. Thứ hai là hàng Việt bán trong siêu thị sẽ bị đẩy giá lên so với thực tế. Khi hàng Việt giá cao, sẽ bị hàng hóa các nước khác, điển hình như hàng Thái Lan cạnh tranh gay gắt hơn. Thứ ba, việc hàng hóa đạt tiêu chuẩn phải trầy trật vào siêu thị lâu dài còn triệt tiêu động lực sản xuất chân chính. "Nói rộng trong câu chuyện này là vấn đề chiết khấu, vấn đề kinh tế chia sẻ, là thương mại công bằng ở Việt Nam giữa người mua và người bán, giữa sản xuất và phân phối. Hiện nay, còn rất nhiều việc phải bàn ở khâu phân phối, bán lẻ nhằm tránh lũng đoạn ngành bán lẻ", ông Phú nhấn mạnh.

Một số chuyên gia cho rằng, những bất cập trong việc đưa nông sản vào siêu thị nói riêng, giải quyết nút thắt trong khâu phân phối hàng hóa nói chung tại Việt Nam, điểm quan trọng là cần luật hóa khâu phân phối. Hiện nay, Thái Lan đã có quy định trong phân phối nông sản, 70% lợi nhuận là của người trồng nhưng tại Việt Nam, nông dân vẫn là đối tượng chịu nhiều thiệt thòi. Bên cạnh đó, muốn khơi thông dòng chảy thương mại hàng hóa, cần tổ chức lại sản xuất lớn theo quy hoạch của từng địa phương và từng vùng có lợi thế cho sự phát triển từng loại nông sản, đồng thời mở rộng chính sách hạn điền, tạo điều kiện tốt, đưa cơ giới hóa vào sản xuất nhằm quản lý được chất lượng hàng hóa cũng như hạ giá thành sản phẩm.

Theo ông Vũ Vinh Phú, giải pháp quan trọng còn là xây dựng kết cấu hạ tầng sản xuất và phân phối nhằm giảm chi phí sản xuất và lưu thông hàng hóa nông sản; hình thành hệ thống chợ đầu mối, sàn giao dịch nông sản để đảm bảo mua bán được công khai, minh bạch, quản lý an toàn thực phẩm. "Cần có biện pháp hỗ trợ dự trữ nông sản, bảo quản sau thu hoạch đi đôi với việc phát triển nhanh hệ thống thương mại hiện đại, hạn chế, tiến tới chấm dứt những hình thức độc quyền của thương mại bán lẻ; đầu tư thỏa đáng cho việc hình thành những tập đoàn mạnh về sản xuất và phân phối, có đủ tiềm lực để phát triển sản xuất hàng hóa lớn và phát triển mạng lưới phân phối rộng khắp", ông Phú nói.

Xung quanh câu chuyện này, đứng từ góc độ vừa cung ứng vật tư nông nghiệp đầu vào, vừa phối hợp với các DN thu mua, tiêu thụ nông sản cho nông dân, ông Phan Minh Tâm, Giám đốc Maketing-Công ty Phân bón Bình Điền bày tỏ mong muốn: Thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ đẩy mạnh hỗ trợ các đơn vị cung ứng đầu vào kết nối với các đơn vị tiêu thụ đầu ra và nông dân liên kết với nhau. Như vậy, các DN và nông dân sẽ có nhiều lợi thế hơn trong việc sản xuất, tiêu thụ nông sản... "Đồng thời, để mối quan hệ bền chặt, cần phải có sự chia sẻ lợi ích cũng như rủi ro hài hòa giữa các bên. Nông dân cũng cần chia sẻ với các DN liên kết. Có nhiều trường hợp, khi thực hiện liên kết, chính bà con nông dân lại phá vỡ hợp đồng liên kết khi không sản xuất theo quy chuẩn mà DN yêu cầu", ông Tâm nói.

顶: 255踩: 2