Tại diễn đàn kinh doanh 2015 với chủ đề “Đầu tư nông nghiệp thời TPP” do kênh thông tin kinh tế - tài chính CAFEF phối hợp cùng Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức cuối tuần qua,ệpsẽdẫndắtnôngnghiệphộinhậpthànhcôlich thi đấu hom nay các chuyên gia đều cho rằng, DN chính là đáp án cho bài toán nói trên của ngành nông nghiệp. Vốn đầu tư còn hạn hẹp Tại diễn đàn, ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn dẫn số liệu thống kê của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc, cho thấy, một số mặt hàng nông sản cho Việt Nam đang ở top dẫn đầu thế giới về số lượng xuất khẩu với thứ hạng từ 1 đến 5. Tuy nhiên, điều đáng buồn là khi xét về giá bán, Việt Nam lại xếp hạng từ 6 - 10. Nguyên nhân của tình trạng này được ông Tuấn chỉ ra là do sự cạnh tranh về giá, thiếu chế biến và thiếu hương hiệu. Ông Bùi Trinh, chuyên gia của Tổng cục Thống kê cũng chỉ ra rằng, tỷ trọng đóng góp giá trị gia tăng của ngành nông nghiệp đã giảm mạnh trong 15 năm qua, từ 25% vào năm 2000 xuống chỉ còn 17,7% năm 2015. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp cũng ngày càng sụt giảm. Điều này dẫn đến hệ lụy là ngành nông nghiệp từ vị trí là trụ đỡ của nền kinh tế, đang chuyển dần sang trạng thái cần được tiếp sức. Tuy nhiên, các nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp hiện nay lại rất hạn chế. Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn đưa ra số liệu nghiên cứu của OECD năm 2015, theo đó, tỷ trọng hỗ trợ nông dân của Nhà nước trong tổng thu của người sản xuất giai đoạn 2011 - 2013 tại một số nước rất cao, dao động từ 55 - 60% tại các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Thụy Sĩ. Trong khi đó, tại Việt Nam, tỷ lệ này chỉ ở mức khoảng 7%. Các chuyên gia nhận định, để ngành nông nghiệp trong nước trụ vững trước thế giới khi hội nhập, cần thiết phải có sự tham gia dẫn dắt của các DN, đặc biệt là khi ngành nông nghiệp đang tiến hành tái cơ cấu. Tuy nhiên, theo TS Vũ Thị Minh, Đại học Kinh tế Quốc dân, tỷ trọng FDI vào nông nghiệp đang ngày càng sụt giảm. Tính riêng 3 năm gần đây (2012, 2013, 2014), tỷ lệ FDI trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản trong tổng FDI đăng ký vào Việt Nam chỉ đạt lần lượt 0,6%, 0,4% và 0,6%. Riêng 10 tháng năm 2015, tỷ lệ này đã tăng lên 1,6%, nhưng vẫn là mức thấp. Các DN FDI đầu tư vào nông nghiệp trong những năm gần đây chủ yếu là để bán sản phẩm cho thị trường trong nước chứ không sản xuất hàng xuất khẩu. Theo đó, vốn FDI chủ yếu tập trung ở các ngành chăn nuôi và chế biến thức ăn chăn nuôi. Theo TS Minh, với việc tham gia vào các hiệp định thương mại và mở cửa thị trường, Nhà nước đã cắt giảm nhiều chính sách bảo hộ đối với ngành nông nghiệp. Do đó làm giảm sức thu hút của ngành này đối với các DN FDI. Như vậy, ngành nông nghiệp chỉ còn biết trông chờ vào các DN trong nước. Thời gian qua, đã có một số DN trong nước tham gia đầu tư vào nông nghiệp, song theo các số liệu thống kê, điều này chưa tạo ra được một làn sóng mà mới chỉ là một vài trường hợp đơn lẻ. Tính riêng trên thị trường chứng khoán, chỉ có khoảng 20 DN niêm yết trên cả hai sàn Hà Nội và TP.HCM hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp với quy mô vốn hóa chỉ chiếm khoảng 3% toàn thị trường. Đáng chú ý, trong khi một số gương mặt mới góp mặt vào lĩnh vực nông nghiệp, thị trường cũng chứng kiến một số DN nhanh chóng rút khỏi lĩnh vực này chỉ sau một thời gian ngắn. Điển hình như trường hợp Công ty CP Gemadept đang có kế hoạch bán hết dự án trồng cao su sau hai năm đầu tư. Tương tự, Công ty CP Liên doanh đầu tư Quốc tế cũng đã đột ngột rút hết 24,5% vốn khỏi Công ty CP Nông dược H.A.I chỉ sau 5 tháng hai bên ký kết hợp đồng hợp tác chiến lược. Có rủi ro nhưng vẫn có cơ hội Theo các chuyên gia, nguyên nhân khiến việc thu hút đầu tư vào nông nghiệp kém hiệu quả chủ yếu là do những rủi ro như thiên tai, dịch bệnh và rủi ro từ giá cả hàng hóa trên thế giới. Đơn cử như trường hợp Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai, vào thời điểm công ty quyết định trồng cao su, giá cả đang là 5.000 USD/tấn, nhưng ở hiện tại, giá đã giảm 70%, xuống còn khoảng 1.300 USD/tấn. Bên cạnh đó, thời gian thu hồi vốn của các dự án nông nghiệp thường khá dài cũng là nguyên nhân khiến các DN nản lòng. Như trường hợp Công ty Gemadept kể trên, được cấp số đỏ với quyền sử dụng đất trong 70 năm cho gần 30.000 ha cao su tại Campuchia từ năm 2013, hiện công ty đã trồng được khoảng 8.000 ha. Tuy nhiên, sớm nhất thì cũng phải đến cuối năm 2016, Gemadept mới có thể tiến hành khai thác mủ. Trong khi đó, giá cao su chưa có dấu hiệu hồi phục đã dẫn đến quyết định rút lui của Gemadept. Trước hàng loạt các rủi ro của ngành nông nghiệp, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển chia sẻ, ông đã đề xuất việc lập công ty chuyên bảo hiểm cho nông nghiệp và được miễn thuế hoàn toàn. Trước đề nghị này, Thủ tướng Chính phủ cũng cho biết sẽ dành những ưu tiên cao nhất cho các DN đầu tư vào nông nghiệp và cho phép lập công ty bảo hiểm cho ngành nông nghiệp và không thu thuế. Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn cũng đánh giá, thời gian qua đã có nhiều chính sách khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nhưng trên thực tế vẫn còn nhiều khó khăn. Cụ thể, về đất đai, DN phải bỏ tiền hai lần, tiền thỏa thuận đền bù của dân và tiền chuyển đổi mục đích sử dụng, nhưng vẫn không được sở hữu. Ngoài ra, vấn đề tín dụng cũng gặp khó về thế chấp trong khi hoạt động của quỹ bảo lãnh còn hạn chế và các vướng mắc khác về thủ tục… Khó khăn nhiều, nhưng trên thực tế đã có nhiều DN khá thành công khi đầu tư vào nông nghiệp. Theo bà Trần Hải Yến, chuyên viên phân tích Công ty CP Chứng khoán Bảo Việt, những DN cam kết đầu tư lâu dài, bài bản và chuyên tâm với nông nghiệp sẽ có khả năng tồn tại ngay cả trong giai đoạn khó khăn của thị trường. Tiêu biểu như Hoàng Anh Gia Lai, mặc dù chịu ảnh hưởng mạnh bởi giá cao su giảm, nhưng công ty đã có sự chuyển hướng kịp thời sang nuôi bò (vòng quay vốn ngắn, khoảng 1,5 - 2 vòng/năm), giúp công ty duy trì được doanh thu, lợi nhuận. Hiện doanh thu từ việc bán bỏ chiếm khoảng 40% tổng doanh thu của công ty. Do sản xuất trên quy mô lớn kết hợp với áp dụng khoa học kỹ thuật triệt để nên các sản phẩm nông nghiệp của Hoàng Anh Gia Lai có biên lợi nhuận rất lớn ( 30 - 40%), vượt xa so với các công ty cùng ngành (từ 10 - 20%/năm). Ông Võ Trường Sơn, Tổng Giám đốc Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai cho biết, bí quyết thành công của Hoàng Anh Gia Lai chính là sự đầu tư trên diện tích đất canh tác quy mô lớn, từ đó thuận tiện trong việc triển khai cơ giới hóa và tự động hóa, tạo liên kết chuỗi. Mía đường cũng là ngành gặp không ít khó khăn trong thời gian qua do những bất lợi về nguồn mía nguyên liệu, sự cạnh tranh của đường nhập lậu, giá đường thế giới và giá trong nước giảm mạnh. Điều này thể hiện rõ trên kết quả kinh doanh của các DN niêm yết ngành mía đường khi doanh thu năm 2014 hầu hết đều sụt giảm. Tuy nhiên, dù doanh thu giảm, nhưng một số công ty như Đường Biên Hòa, Đường Lam Sơn vẫn duy trì lợi nhuận tăng trưởng nhờ nỗ lực duy trì tỷ lệ lợi nhuận gộp ổn định và cải thiện chi phí tài chính. Bên cạnh đó, ông Tuấn cũng cho hay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa xây dựng một danh sách các kiến nghị của các nhà đầu tư lớn trong ngành nông nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn cho ngành nông nghiệp, chuẩn bị thích ứng với TPP để trình lên Chính phủ.
|