【xem kèo ngoại hạng anh】Giá lợn hơi hôm nay ngày 14/3/2022 thu mua trong khoảng 51.000

Giá lợn hơi hôm nay ngày 14/3/2022: Người chăn nuôi “bán tháo” vì giá cám tăng cao
Giá lợn hơi hôm nay ngày 14/3/2022: Người chăn nuôi “bán tháo” vì giá cám tăng cao. Ảnh: TL

Giá lợn hơi hôm nay tại miền Bắc đang dao động trong khoảng từ 51.000 - 54.000 đồng/kg.

Cụ thể, tại tỉnh Thái Nguyên, Phú Thọ, Hưng Yên giá lợn hơi ở mức 54.000 đồng/kg.

Tại tỉnh Yên Bái, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Ninh Bình, Tuyên Quang, Thái Bình, Nam Định, Bắc Giang, Hà Nam giá lợn hơi được thu mua với mức 52.000 - 53.000 đồng/kg. Còn tại tỉnh Lào Cai giá lợn hơi ở mức thấp nhất toàn miền 51.000 đồng/kg.

Giá lợn hơi tại miền Trung - Tây Nguyên đang dao động trong khoảng từ 52.000 - 54.000 đồng/kg. Cụ thể, tại tỉnh Đắk Lắk, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Bình Định, Quảng Nam, Quảng Trị, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận giá lợn hơi ở mức 53.000 - 54.000 đồng/kg. Tại tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An giá lợn hơi được thu mua với mức 52.000 đồng/kg.

Tương tự 2 miền trên, giá lợn hơi tại miền Nam tiếp tục đi ngang so với hôm qua, dao động trong khoảng từ 51.000 - 54.000 đồng/kg.

Cụ thể, tại TP Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, Cần Thơ giá lợn hơi được thu mua với mức 54.000 đồng/kg.

Tại tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Kiên Giang, Trà Vinh, Bạc Liêu, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, An Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu, Tiền Giang, Sóc Trăng giá lợn hơi ở mức 53.000 đồng/kg. Còn tại tỉnh Bến Tre, Cà Mau giá lợn hơi ở mức 51.000 đồng/kg và 52.000 đồng/kg.

Ông Dương Tất Thắng - Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, từ sau Tết Nguyên đán, ngành chăn nuôi tiếp tục đối mặt nhiều khó khăn khi giá các loại nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi liên tục tăng cao. Giá dầu đậu tương tăng khoảng 22%, đậu tương tăng khoảng 21%, ngô tăng khoảng 9%... dẫn tới giá thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm, thủy sản thành phẩm cũng tăng từ 3-13%.

Nguyên nhân giá nguyên liệu thức ăn tiếp tục tăng mạnh chủ yếu do ảnh hưởng của thời tiết bất lợi từ các khu vực trồng chính trên thế giới tại các nước Nam Mỹ. Đồng thời, căng thẳng giữa Nga và Ukraine (nhà xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất và thứ tư trên thế giới) cũng tác động lớn đến giá ngô và lúa mỳ trên thị trường.

Thống kê cho thấy, trong 2 tháng đầu năm, Việt Nam nhập khẩu khoảng 551 triệu USD thức ăn chăn nuôi, và nguyên liệu (giảm 19% so với cùng kỳ), chủ yếu nhập từ Argentina, Brazil và Mỹ.

Ngoài ra, mỗi năm Việt Nam nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn lúa mỳ (khoảng 20% tổng sản lượng nhập khẩu) và 3% tổng sản lượng ngô từ Nga và Ukraine, nhưng hiện thị trường này đang tắc, ảnh hưởng đến nguồn cung. Những nguyên liệu này hiện không phải là thế mạnh của Việt Nam nên phần lớn vẫn phải nhập khẩu.

Vì vậy, Cục Chăn nuôi đề nghị các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi rà soát lại nguồn cung, chủ động tìm kiếm nguồn nguyên liệu mới, tránh tình trạng tăng giá sốc.

Cúp C2
上一篇:Bốn phụ kiện Bluetooth nổi bật vì tiện dụng và thời trang
下一篇:Các ngân hàng chi hàng tỷ đồng thưởng đội tuyển bóng đá Việt Nam