您现在的位置是:Thể thao >>正文

【kqbd u19 chau au】Sẽ đánh giá kỹ tác động của kinh doanh đòi nợ trước khi trình Quốc hội quyết định

Thể thao47人已围观

简介Thảo luận dự Luật Đầu tư sửa đổi: “Nóng” chủ đề các ngành nghề cấm kinh doanhSản xuất phân bón phải ...

se danh gia ky tac dong cua kinh doanh doi no truoc khi trinh quoc hoi quyet dinhThảo luận dự Luật Đầu tư sửa đổi: “Nóng” chủ đề các ngành nghề cấm kinh doanh
se danh gia ky tac dong cua kinh doanh doi no truoc khi trinh quoc hoi quyet dinhSản xuất phân bón phải đáp ứng 4 điều kiện
se danh gia ky tac dong cua kinh doanh doi no truoc khi trinh quoc hoi quyet dinhCông khai thông tin hộ kinh doanh nộp thuế khoán tại Hà Nội từ cuối tháng 12/2019
se danh gia ky tac dong cua kinh doanh doi no truoc khi trinh quoc hoi quyet dinh
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư giải trình trước Quốc hội.

Xóa bỏ nhiều rào cản trong kinh doanh

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết,ẽđánhgiákỹtácđộngcủakinhdoanhđòinợtrướckhitrìnhQuốchộiquyếtđịkqbd u19 chau au những cải cách quan trọng của Luật Đầu tư đã được Quốc hội thông qua năm 2014, trên thực tế đã góp phần quan trọng vào việc bảo đảm thực hiện quyền tự do đầu tư kinh doanh của người dân và doanh nghiệp; xóa bỏ nhiều rào cản trong hoạt động kinh doanh và không phù hợp với nền kinh tế thị trường cũng như các cam kết hội nhập của Việt Nam.

Từ đó, đã tạo cơ sở pháp lý cho việc cải thiện môi trường kinh doanh theo hướng ngày càng thuận lợi, minh bạch và bình đẳng giữa doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Đồng thời, luật này cũng đã tạo được động lực cho việc thực hiện nhiều cải cách quan trọng trong hệ thống về điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính và cơ chế quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư kinh doanh.

Bên cạnh kết quả đạt được thì trong thực tiễn hơn 4 năm qua cũng cho thấy, đã đến lúc để chúng ta phải đặt ra yêu cầu phải tiếp tục hoàn thiện hơn nữa một số quy định của luật này để nhằm thể chế hóa các nghị quyết mới đây của Đảng về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa về phát triển kinh tế tư nhân, về nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư với nước ngoài đến năm 2030 theo tiêu chuẩn Nghị quyết 50 của Bộ Chính trị và cũng phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia.

Tuy nhiên, về phạm vi điều chỉnh của Luật Đầu tư (sửa đổi), một số ý kiến rà soát phạm vi có nhiều ý kiến khác nhau đối với các loại hình đầu tư mới, phát sinh trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 và liên quan đến một số luật như: Luật Đất đai, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Xây dựng...

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã giao xem xét thực hiện thí điểm đầu tư các loại hình, hình thức kinh doanh mới. Đồng thời, dự thảo Luật cũng đã bổ sung những quy định, đề xuất những phạm vi điều chỉnh có liên quan đến hoạt động đầu tư dựa theo phương thức đối tác công tư (PPP), đầu tư sử dụng vốn Nhà nước, quản lý tài công...

Cân nhắc kỹ các ưu đãi đầu tư

Đi vào những vấn đề cụ thể, Bộ trưởng nêu: Về việc đưa ngành, nghề “kinh doanh dịch vụ đòi nợ” vào Danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, hiện nay, có 2 nhóm ý kiến khác nhau. Một là có ý kiến đồng ý với Tờ trình của Chính phủ và dự thảo Luật đưa ngành, nghề “kinh doanh dịch vụ đòi nợ” vào Danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh; đồng thời tăng cường các biện pháp của các cơ quan tố tụng, cơ quan Tư pháp để giải quyết các hoạt động này. Loại ý kiến thứ hai là không nên đưa ngành, nghề “kinh doanh dịch vụ đòi nợ” vào Danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh và đề xuất nên tăng cường các biện pháp Nhà nước đối với các loại hình này.

Trong quá trình soạn thảo Dự án luật, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã cân nhắc, tới đây sẽ tiếp tục rà soát kỹ lưỡng trước khi trình lên Quốc hội quyết định về vấn đề trên vì việc kinh doanh dịch vụ đòi nợ có liên quan đến việc “vay nóng”, thị trường tín dụng đen có lãi suất rất cao, tác động đến an ninh trật tự xã hội.

Còn đối với kinh doanh các loại dịch vụ phát sinh như: bóng cười, shisha, bào thai..., cơ quan soạn thảo cũng đang nghiên cứu tác động của việc kinh doanh các loại dịch vụ trên tới xã hội và sẽ bổ sung những ngành nghề kinh doanh này vào danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh trước khi hoàn thiện Dự án Luật Đầu tư (sửa đổi).

Về các chính sách hỗ trợ ưu đãi đầu tư, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nêu rõ, để đảm bảo thu hút đầu tư có chọn lọc, có chất lượng và đổi mới hình thức điều kiện cũng như là thủ tục áp dụng ưu đãi đầu tư thì dự thảo Luật này đã hoàn thiện một số quy định.

Thứ nhất là, bổ sung quy định khuyến khích hoạt động nghiên cứu và phát triển sản xuất kinh doanh và sản phẩm hình thành từ kết quả nghiên cứu khoa học, hoạt động đổi mới sáng tạo, sản xuất hàng hóa, cung cấp dịch vụ tạo ra hoặc là tham gia các chuỗi giá trị cụm liên kết ngành.

Thứ hai là, bổ sung quy định về nguyên tắc, điều kiện áp dụng chính sách ưu đãi đầu tư để đảm bảo hiệu quả, chất lượng thuộc việc thực hiện chính sách này.

Thứ ba là, bổ sung cơ chế cho phép Chính phủ quyết định ưu đãi đầu tư cao hơn để khuyến khích phát triển một số ngành trên một số địa bàn đặc biệt hoặc những dự án đặc biệt quan trọng có tác động lớn đến kinh tế - xã hội.

"Đó là ba nguyên tắc để xem xét còn việc giao cho Chính phủ áp dụng thí điểm các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới là cần thiết, nhằm đảm bảo thích ứng với mô hình, phương thức tổ chức kinh doanh mới đang phát triển hết sức nhanh chóng dưới sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư" - ông Dũng nói. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tiến hành rà soát, đánh giá tác động và nhận thấy việc thực hiện các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư nêu trên không trái với Luật Ngân sách nhà nước và các cam kết hội nhập của Việt Nam.

Tags:

相关文章