当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

【nhan dinh bong net】Nhận diện 'kẽ hở' cho hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử

Theậndiệnkẽhởchohànhvixâmphạmsởhữutrítuệtrongthươngmạiđiệntửnhan dinh bong neto thống kê của Bộ Công thương năm 2021, doanh thu thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam đạt 13,7 tỷ USD (tăng 16% so với năm 2020). Việt Nam trở thành 1 trong 3 quốc gia có tốc độ tăng trưởng thị phần bán lẻ trực tuyến cao nhất khu vực Đông Nam Á. Hiện nay, việc kinh doanh thương mại không chỉ dừng lại trên các sàn TMĐT như Shopee, Lazada, Tiki hay Sendo, mà còn mở rộng sang các mạng xã hội như Facebook, Zalo, Tiktok.

Điều này đã tạo ra nhiều kẽ hở cho hành vi giả mạo nhãn hiệu, kiểu dáng, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) gia tăng. Chỉ riêng năm 2021, lực lượng Quản lý Thị trường phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đã tiến hành kiểm tra hơn 3.000 vụ việc lợi dụng TMĐT để kinh doanh hàng hóa giả mạo, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, xâm phạm quyền SHTT với số tiền xử phạt lên tới 20 tỷ đồng.

Một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên là việc Việt Nam vẫn chưa có hành lang pháp lý vững chắc và bắt kịp sự thay đổi của thực tiễn. Hiện nay, hệ thống quy phạm pháp luật về SHTT trong môi trường TMĐT còn quy định rải rác tại nhiều văn bản, thiếu đồng bộ, thiếu tính khả thi trên thực tế. Việc quy định các điều luật thiếu tính thống nhất khiến việc áp dụng pháp luật gặp nhiều khó khăn và vướng mắc.

Đến nay, Quốc hội đã thông qua 4 văn bản luật có tính chất đặt nền tảng pháp lý cho hoạt động TMĐT nói chung và bảo vệ quyền SHTT trong nền tảng TMĐT nói riêng, bao gồm Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Thương mại, Bộ luật Dân sự và Luật Giao dịch điện tử. Trên thực tế, TMĐT và giải quyết các tranh chấp về quyền SHTT trong lĩnh vực TMĐT phải chịu sự điều chỉnh của rất nhiều luật khác như: Luật Công nghệ thông tin, Luật Viễn thông, Luật Bảo vệ người tiêu dùng, Luật Quảng cáo, Luật Đầu tư… Ngoài các văn bản luật, Chính phủ và các cơ quan nhà nước khác cũng ban hành nhiều văn bản dưới luật để hướng dẫn cụ thể các hoạt động liên quan trong TMĐT.

Nhìn chung, những văn bản pháp luật này đã giúp nhà nước định hướng phát triển ngành TMĐT tại Việt Nam, là công cụ để cơ quan quản lý điều tiết, quản lý các hoạt động TMĐT, hạn chế tình trạng vi phạm các quyền SHTT, tranh chấp trong TMĐT. Tuy nhiên, nhìn một cách khách quan, tốc độ phát triển của TMĐT đang ngày một mạnh mẽ vượt ra khỏi phạm vi quản lý của luật pháp, nhiều quy định của pháp luật vô hình đã trở thành rào cản phát triển của các hoạt động TMĐT, các doanh nghiệp loay hoay tìm giải pháp do có quá nhiều văn bản luật điều chỉnh, nhiều quy định còn thiếu thực tế, các quy định đôi khi triệt tiêu lẫn nhau gây khó khăn cho doanh nghiệp khi áp dụng.

Ảnh minh hoạ

分享到: