发布时间:2025-01-10 18:54:30 来源:88Point 作者:La liga
Lúng túng trong xử lý tranh chấp
Bà Lê Thị Huỳnh Mai,ỡkhóchocáctranhchấpđầutưquốctếkeo bong da ngay mai Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM cho biết, thời gian qua, đã phát sinh một số vụ việc nhà đầu tưnước ngoài kiện Chính phủ Việt Nam ra các cơ quan tài phán quốc tế.
Dự ánSaigon Metropolitan |
Chẳng hạn, Công ty Dialasie (Pháp) cho rằng, Việt Nam có vi phạm Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ đầu tư Việt Nam - Pháp liên quan đến Dự án Phòng khám thận và lọc thận quốc tế Dialasie. Hay vụ ông Bryan Kuo Cockrell (quốc tịch Hoa Kỳ) phản ánh, UBND TP.HCM đã không phê chuẩn việc chuyển nhượng vốn của bên Việt Nam cho bên nước ngoài làm ảnh hưởng đến quyền lợi của ông đối với khoản đầu tư tại Dự án Saigon Metropolitan.
Qua rà soát, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM đang tiếp nhận và giải quyết 8 vụ việc có khả năng chuyển thành tranh chấp quốc tế giữa nhà đầu tư nước ngoài và Chính phủ Việt Nam. “Chúng tôi đang cố gắng xử lý theo biện pháp hòa giải, thương lượng, nhằm hạn chế tối đa khả năng tranh chấp, không làm mất thời gian, chi phí, nhân lực để theo dõi, xử lý vụ việc có liên quan. Trường hợp không thể giải quyết bằng biện pháp hòa giải, thương lượng, sẽ tìm biện pháp xử lý khác nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của nhà đầu tư nước ngoài”, bà Mai nói.
Trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng gia tăng các tranh chấp đầu tư quốc tế, bà Mai nhìn nhận, công tác phối hợp để giải quyết tranh chấp giữa các cơ quan nhà nước còn khó khăn, do mỗi cơ quan chỉ phụ trách một mảng của dự án liên quan đến thẩm quyền quản lý nhà nước được giao. Việc tập hợp đầy đủ tài liệu, rà soát các quy định có liên quan và phối hợp trong xử lý có nơi, có lúc còn chưa đạt chất lượng như mong muốn, dẫn đến việc giải quyết các khó khăn, vướng mắc ngay từ đầu chưa đạt hiệu quả. Trong khi đó, đây là khâu quan trọng, quyết định việc khó khăn, vướng mắc về đầu tư có chuyển thành tranh chấp về đầu tư hay không.
Ông Trần Minh Hải, Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Khánh Hòa cho biết, thời gian qua, tỉnh tiếp nhận xử lý 4 vụ khiếu nại của nhà đầu tư nước ngoài, liên quan đến thu hồi giấy chứng nhận đầu tư; thủ tục đất đai, giải phóng mặt bằng, chậm tiến độ; tranh chấp chuyển nhượng vốn giữa cổ đông trong nước và nước ngoài. Những vụ việc này có nguyên nhân là nhà đầu tư không hiểu quy định pháp luật về đầu tư nước ngoài dẫn đến việc tiếp tục khiếu nại với các cơ quan trung ương về quyết định thu hồi dự án của tỉnh.
Tìm hướng gỡ khó
Trao đổi tại Hội thảo chuyên đề về “Phòng ngừa và giảm thiểu khiếu nại, tranh chấp đầu tư quốc tế” được tổ chức cuối tuần qua tại TP.HCM, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Vũ Đại Thắng cho biết, các dự án của nhà đầu tư nước ngoài đã có mặt tại 63 tỉnh, thành phố và đã đầu tư vào 19/21 ngành trong hệ thống phân ngành kinh tếquốc dân, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng cao nhất, tiếp theo là kinh doanh bất động sản; sản xuất, phân phối điện, khí nước.
Trên thực tế, số lượng các vụ khiếu nại, vướng mắc, tranh chấp đầu tư giữa nhà đầu tư nước ngoài với các cơ quan quản lý nhà nước và Chính phủ có chiều hướng gia tăng cả về số lượng và mức độ phức tạp. “Các vướng mắc, khiếu nại của nhà đầu tư nước ngoài, nếu không được các cơ quan quản lý nhà nước phản hồi, giải quyết kịp thời và hiệu quả, sẽ tiềm ẩn khả năng phát sinh thành tranh chấp quốc tế, làm giảm lòng tin của nhà đầu tư và tính hấp dẫn của môi trường đầu tư Việt Nam”, Thứ trưởng Vũ Đại Thắng nhấn mạnh.
Bà Lexi Menish, đại diện Công ty Luật Fresfield nhìn nhận, Việt Nam hiện là điểm đến hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài và các tranh chấp đầu tư quốc tế có thể sẽ tăng lên. Do vậy, Việt Nam có thể thực hiện các bước thực tế để giảm thiểu rủi ro phát sinh tranh chấp đầu tư, điều phối những ứng phó ban đầu để bảo vệ lợi ích của Việt Nam, thúc đẩy giải quyết tranh chấp, cũng như nâng cao hiệu quả trong suốt quá trình tiến hành của bất kỳ thủ tục tố tụng trọng tài cuối cùng nào.
“Luật sư nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong tất cả các bước nói trên và có thể làm việc chặt chẽ với Việt Nam để thúc đẩy lợi ích của Việt Nam theo cách hiệu quả nhất có thể”, bà Lexi Menish nói.
Trong khi đó, luật sư Lưu Tiến Dũng, đại diện Công ty Luật YKVN cho rằng, trong quá trình giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế, cần lưu ý 4 yếu tố thúc đẩy hòa giải thành công. Đó là, thiện chí, thái độ, có nhiều giải pháp lựa chọn thay thế và linh hoạt. Bên cạnh đó, 2 nhân tố quan trọng thúc đẩy hòa giải thành công là đại diện các bên tranh chấp và luật sư của các bên.
Từ thực tiễn hòa giải các tranh chấp đầu tư quốc tế, ông Dũng đưa ra 3 đề xuất. Trước hết là nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc hòa giải đối với chính quyền địa phương. Tiếp đến, tập huấn cho cán bộ các cơ quan công quyền về cách tiếp cận, kỹ năng quản lý và xử lý tranh chấp với các nhà đầu tư theo hướng tạo tiền đề và cơ sở cho hòa giải. Cuối cùng, chọn lựa người đại diện và luật sư phù hợp, có chuyên môn, kinh nghiệm và kỹ năng thương lượng, hòa giải và giải quyết tranh chấp.
Thứ trưởng Vũ Đại Thắng cho biết, những ý kiến đóng góp sẽ được Bộ Kế hoạch và Đầu tư ghi nhận, nghiên cứu và chắt lọc đưa vào Báo cáo được trình tại Hội nghị tổng kết 30 năm đầu tư nước ngoài tại Việt Nam dự kiến sắp được tổ chức.
相关文章
随便看看