【kết quả bóng việt nam hôm nay】Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
作者:Nhận Định Bóng Đá 来源:Thể thao 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 14:41:12 评论数:
Tranh chấp về đất đai hiện nay được xem là loại tranh chấp dân sự phổ biến nhất,ẩmquyềngiảiquyếttranhchấpđấtđkết quả bóng việt nam hôm nay do đó, việc xác định hình thức tranh chấp và cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết sẽ giúp người dân dễ dàng hơn khi gặp phải vướng mắc pháp lý phát sinh.
Một vụ việc tranh chấp đất đai được tiến hành hòa giải.
Tranh chấp đất đai gia tăng
Theo Tòa án nhân dân tỉnh, số án dân sự mà ngành phải thụ lý mỗi năm tăng hơn 10%. Trong đó, phần lớn là tranh chấp đất đai và số nhiều thuộc dạng tranh chấp với nhau trong gia đình, dòng tộc. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến gia tăng số vụ tranh chấp đất đai, nhưng cơ bản xuất phát từ vấn đề kinh tế.
Đơn cử như vụ việc tranh chấp của gia đình ông P. ở thị trấn Gạch Ròi, huyện Châu Thành A. Vụ việc bắt đầu khi cha mẹ các nguyên đơn qua đời, để lại di sản tạo lập được là một căn nhà, trên 20.000m2 đất vườn và 20.000m2 đất ruộng.
Sau đó, do làm ăn xa nên các nguyên đơn thống nhất để ông K. (cha của ông P.) quản lý phần tài sản trên. Đến năm 1999, ông P. đăng ký kê khai và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Không đồng ý với việc ông P. sử dụng phần đất trên, phía nguyên đơn khởi kiện yêu cầu chia thừa kế là giá trị căn nhà và phần đất vườn 20.000m2. Vụ việc kéo dài nhiều năm, qua nhiều cấp giải quyết nhưng vẫn chưa thể kết thúc.
Một trường hợp khác tranh chấp di sản thừa kế là đất đai giữa bà D. và ông H. (chị em ruột), ở xã Phú Hữu, huyện Châu Thành. Bà D. cho rằng, sau khi cha mẹ mất có để lại phần đất nhưng ông H. chiếm sử dụng và sang bán trái phép không có sự đồng ý của bà. Khi Nhà nước quy hoạch, giải tỏa phần đất đó thì ông H. nhận tiền bồi thường. Bà D. kiện ông H. để đòi lại phần đất mà theo bà là di sản thừa kế bà phải cùng được hưởng.
Theo ông Phạm Hoàng Lâm, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tranh chấp như trên. Trong đó, nguyên nhân phổ biến nhất có thể kể đến là do nhu cầu sử dụng đất gia tăng dẫn đến đất đai ngày càng có giá trị.
Có thể dẫn chứng nhiều vụ việc, sau khi người có tài sản (cha, mẹ, ông, bà…) qua đời, thế hệ con cháu, những người thân thích trong gia đình, dòng tộc sẵn sàng hủy bỏ thỏa thuận dân sự về tài sản đất đai trước đó, bởi đất đai ngày càng có giá nên có những vụ chỉ cần vài trăm, vài chục, thậm chí vài mét vuông đất, anh em trong nhà cũng kéo nhau ra tòa.
Ngoài ra, một nguyên nhân gia tăng số vụ tranh chấp đất đai theo ông Phạm Hoàng Lâm là do trình độ dân trí, nhận thức pháp luật ngày một nâng lên. Khi đó, người dân bắt đầu quay lại xem xét những thủ tục, quan hệ pháp lý, hợp đồng dân sự được xác lập trước đó không đúng quy định để khởi kiện giành lại quyền lợi cho mình.
Ai có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai ?
Để giải quyết các tranh chấp đấp đai, pháp luật đã có nhiều quy định điều chỉnh vấn đề này.
Cụ thể, tại Điều 202, Luật Đất đai năm 2013 quy định về hòa giải tranh chấp đất đai, theo đó Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở. Các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
Song song đó, luật cũng quy định, chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với UBMTTQ Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của mặt trận, các tổ chức xã hội khác.
Theo ông Nguyễn Hoàng Mạnh, Phó Chủ tịch Hội Luật gia tỉnh, trong trường hợp hòa giải không thành tại cấp xã thì theo quy định tại Điều 203 Luật Đất đai năm 2013, tranh chấp được giải quyết như sau: Tranh chấp đất đai mà đương sự có giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai năm 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do tòa án giải quyết.
Với các tranh chấp đất đai mà đương sự không có giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai năm 2013 thì đương sự được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai sau: Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Trong trường hợp người dân lựa chọn giải quyết tại UBND cấp có thẩm quyền, với tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì chủ tịch UBND cấp huyện sẽ có thẩm quyền giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết của Chủ tịch UBND cấp huyện thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại tòa theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
Tranh chấp đất đai gia tăng có thể dẫn đến bất ổn xã hội, ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự, sứt mẻ tình cảm gia đình. Do đó, người dân cần hiểu rõ quyền, nghĩa vụ của mình trong việc quản lý, sử dụng, giao dịch đất đai, để qua đó hạn chế thấp nhất những tranh chấp có thể phát sinh.
Bài, ảnh: Đ.BẢO