【chelsea tối nay】Sẵn sàng hội nhập

  发布时间:2025-01-10 16:55:56   作者:玩站小弟   我要评论
Khách hàng tìm hiểu mặt hàng mật ong của Công ty Honey and Coffee tại ngày hội giao thương (Ảnh: Hồ chelsea tối nay。
Sẵn sàng hội nhập
Khách hàng tìm hiểu mặt hàng mật ong của Công ty Honey and Coffee tại ngày hội giao thương (Ảnh: Hồ Huệ)

Trong khuôn khổ Ngày hội Giao thương 2015 do Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn tổ chức cuối tuần qua tại TP.HCM,ẵnsànghộinhậchelsea tối nay tọa đàm “Sẵn sàng hội nhập - Các thách thức và cơ hội đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ” đã thu hút đông đảo DN tham dự nhằm nắm bắt những thông tin và cơ hội kinh doanh trong bối cảnh hội nhập.

Bình tĩnh nắm bắt cơ hội

Tại buổi tọa đàm, ông Nguyễn Phương Đông, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP.HCM phát biểu, trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, các DN cần nỗ lực hơn và khẳng định vai trò là đội ngũ tiên phong, khai thác hiệu quả các lợi thế để nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường nội địa và đẩy mạnh xuất khẩu.

Tiến sĩ Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương cũng nhìn nhận, hiện Việt Nam đang quyết tâm hợp tác với những nước mạnh nhất trên thế giới và những đối tác tốt nhất trên thế giới. Tất cả những thị trường lớn nhất, những nước phát triển nhất thế giới đều nằm trong các Hiệp định TPP, Việt Nam - EU và trong các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã tham gia ký kết. Điều này cho thấy môi trường kinh doanh đang thay đổi chóng mặt từng ngày. Tuy nhiên, ông Thành vẫn khẳng định, trong khó khăn vẫn có cơ hội. “Với thuế suất 16 - 17% mà Việt Nam vẫn đứng thứ 2 về xuất khẩu dệt may vào thị trường Hoa Kỳ, thì khi thuế suất về 0%, lợi thế và lợi nhuận đạt được sẽ rất cao” ông Thành phân tích.

Ông Thành cũng đưa ra hàng loạt gợi ý hữu ích cho DN trong bối cảnh hội nhập hiện nay. Cụ thể, chăn nuôi vốn được đánh giá là ngành sẽ gặp khó khăn khi Việt Nam gia nhập TPP, nhưng dưới góc nhìn của ông Thành, DN Việt vẫn có cửa làm ăn. Cụ thể, để cạnh tranh với bò Úc, Việt Nam cũng có nhiều giống bò đặc sản. Không phải tất cả người tiêu dùng đều ưa chuộng bò Úc và thị trường của những người thích thịt bò của Việt Nam là rất lớn. Một giải pháp khác là DN Việt Nam có thể nhập bê Úc về chăn nuôi, sau đó phân phối thịt bò Úc ra thị trường. “Lao động Việt, thịt bò Úc” ông Thành phát biểu. Đối với việc các tập đoàn quốc tế đầu tư nhà máy tại Việt Nam, cơ hội không chỉ dành cho các DN thuộc ngành, lĩnh vực mà tập đoàn đó đầu tư mà rất nhiều dịch vụ khác các tập đoàn này phải cần đến DN trong nước. Đơn cử như trường hợp, nhà máy Samsung tại Thái Nguyên, với 50.000 công nhân, việc cung cấp suất ăn, xây dựng nhà ở cho công nhân… cũng là một cơ hội đầu tư hấp dẫn.

Ông Thành cũng đặc biệt nhấn mạnh về khả năng sáng tạo của người Việt Nam. “Thời trang, điện ảnh, thiết kế, quảng cáo… người Việt làm rất giỏi. Ở Dubai, những DN thiết kế nội thất làm ăn phát đạt đều là người Việt Nam” ông Thành phát biểu. Do đó, ông Thành khuyên DN vừa và nhỏ đừng ngại sáng tạo bởi các DN vừa và nhỏ chính là những người sáng tạo nhiều nhất về công nghệ tại Nhật Bản. Ngoài ra, trên 24.000 Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển (R&D) tại Hàn Quốc, có tới phân nửa có quy mô dưới 5 người và thuộc DN vừa và nhỏ.

Lợi thế “sân nhà”

Tại Ngày hội Giao thương 2015, 60 gian hàng của các DN đến từ các tỉnh Đồng Tháp, Lâm Đồng, Bến Tre, Bình Thuận, Bình Dương, An Giang… đã giới thiệu nhiều sản phẩm, dịch vụ của địa phương. Bà Phạm Thị Tuyết Mai, Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn cho biết, ngày hội được tổ chức nhằm tạo cơ hội cho DN giao lưu, kết nối kinh doanh. Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan tại ngày hội, nhiều DN đánh giá, thị trường nội địa chính là “sân chơi” có nhiều lợi thế nhất cho các DN trong nước trong bối cảnh hội nhập hiện nay. Ông Nguyễn Quang Vinh, phụ trách mảng bán lẻ trong nước của Công ty Đức Việt cho biết, trước đây toàn bộ sản phẩm nội thất trẻ em của công ty mang thương hiệu Nanakids sản xuất ra đều xuất khẩu đi Mỹ và các nước châu Âu. Khoảng 2 năm trở lại đây, nhận thấy xu thế hội nhập trong nước với sự xuất hiện của ngày càng nhiều thương hiệu nước, Công ty Đức Việt quyết định đầu tư cho thị trường trong nước. Hiện, công ty đã xây dựng được mạng lưới phân phối tại các trung tâm thương mại ở 3 thành phố lớn là Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM và đang từng bước mở rộng thêm nữa.

Tương tự, Công ty TNHH Honey and Coffee của ông Nguyễn Văn An cũng đã có hơn 10 năm xuất khẩu mật ong đi các thị trường như Mỹ, Nhật. Tuy nhiên, điều khiến ông An trăn trở chính là thương hiệu của sản phẩm mật ong Việt Nam. Suốt từ năm 1998, sản phẩm mật ong của Công ty Honey and Coffee XK đều xuất đi dưới dạng thô. Sau khi đầu tư máy móc chế biến, đến năm 2001, ông An bắt đầu xuất khẩu các sản phẩm mật ong tinh, nhưng vẫn phải mang nhãn hiệu nước ngoài. Đến năm 2012, ông An bắt đầu xuất khẩu những sản phẩm đầu tiên mang nhãn hiệu của chính công ty mình. Tuy nhiên, số này chỉ chiếm tỷ lệ rất khiêm tốn.

Qua nghiên cứu thị trường, ông An nhận thấy thị trường mật ong trong nước hiện rất ít sản phẩm có chất lượng, thương hiệu. Trong khi đó, sản phẩm mật ong của Honey and Coffee có lợi thế là đã đạt được chứng nhận FDA của Mỹ. Do đó, cách đây 2 năm, ông An đã quyết định quay về thị trường nội địa với việc đầu tư cho thương hiệu mật ong 3A của Công ty Honey and Coffee. Ngoài 2 nhà máy hiện có ở Hóc Môn (TP.HCM) và Bình Dương, ông An đang đầu tư thêm một nhà máy nữa tại Đồng Nai với diện tích 6ha để tăng sản lượng mật ong tinh. Việc tìm kiếm đối tác để xây dựng mạng lưới phân phối cũng đang được đẩy mạnh để thúc đẩy việc tiêu thụ trong nước. Ngoài ra, cuối tháng 10-2015, ông An cũng sẽ ký kết với Chính phủ Lào về việc độc quyền đàn ong tại đây. Nếu việc ký kết thành công, ông An dự kiến sẽ đưa ra thị trường sản phẩm mật ong organic (hữu cơ) đầu tiên. Với những kế hoạch đó, ông An tự tin rằng mình sẽ nắm chắc phần thắng trong tay ở cả thị trường trong nước và xuất khẩu. Hiện mỗi năm công ty ông xuất khẩu khoảng 7.000 tấn mật ong thô với doanh thu 300 - 400 tỷ đồng và khoảng 4 triệu USD (gần 90 tỷ đồng) các sản phẩm tinh.

Đúng như lời Tiến sĩ Võ Trí Thành nhắn nhủ DN trong buổi tọa đàm: “Khó khăn thách thức rất nhiều nhưng không được sợ hãi”, việc quay về với “sân nhà” của những DN như Đức Việt, Honey and Coffee thể hiện sự chủ động nhằm giành lại miếng bánh thị phần trong nước trước khi rơi vào tay các DN nước ngoài trong bối cảnh hội nhập mạnh mẽ hiện nay.

相关文章

最新评论