【kết quả bóng đá giải mỹ】Áp dụng khoán xe công: Bộ Tài chính nêu gương đi đầu

作者:Nhận Định Bóng Đá 来源:Nhà cái uy tín 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-10 00:00:15 评论数:

khoán xe công,ÁpdụngkhoánxecôngBộTàichínhnêugươngđiđầ<strong>kết quả bóng đá giải mỹ</strong> Bộ tài chính

Ảnh minh họa: Hạnh Thảo

PV:Bộ Tài chính vừa có quyết định quy định chế độ khoán kinh phí sử dụng xe ô tô công trong nội bộ. Ông đánh giá thế nào về việc làm này của Bộ Tài chính?

Ông Vũ Đình Ánh: Theo tôi đánh giá, đây là việc nhỏ nhưng ý nghĩa lại rất lớn vì đã cụ thể hóa một chủ trương lớn của Nhà nước là cải cách quản lý và sử dụng tài sản công (TSC), mà ở đây cụ thể là chế độ với những người được tiêu chuẩn xe đưa đón tại nhà.

Bên cạnh đó, quyết định này còn rất quan trọng ở góc độ, nếu trước đây, việc khoán xe được áp dụng một cách tự nguyện, lần này được thực hiện trên cơ chế bắt buộc dưới hình thức ra quyết định luôn, nên tính chất khác hoàn toàn.

Bộ Tài chính, đơn vị chịu trách nhiệm trước Chính phủ về quản lý chi tiêu công và TSC, trong đó có quản lý, sử dụng phương tiện đi lại (cụ thể là xe ô tô), đã nêu gương đi đầu trong vấn đề thực hiện cơ chế này. Hành động này sẽ có tác động rất tích cực tới toàn xã hội.

Áp dụng khoán xe công: Bộ Tài chính nêu gương đi đầu
Khoán xe công là bước khởi đầu tạo nền tảng trong quản lý, sử dụng tài sản công theo hướng tiết kiệm, hiệu quả.   Ông Vũ Đình Ánh

PV:Ông có nhận xét gì về mức khoán mà Bộ Tài chính áp dụng ?

Ông Vũ Đình Ánh:Cơ chế để xác định mức khoán và chế độ được Bộ Tài chính đưa ra khá thận trọng và có cơ sở, căn cứ. Với việc áp dụng này, Bộ Tài chính không thực hiện mức khoán đồng đều kiểu "một cục", mà có cơ sở mang tính chất rất tài chính, dựa trên mức cước taxi với khoảng cách từ nhà đến nơi làm việc và lựa chọn hình thức chưa khoán toàn bộ, chỉ áp dụng với những trường hợp có xe đưa đón từ nhà đến nơi làm việc.

Việc thực hiện này đã thay đổi cơ bản tư duy cố hữu bấy lâu của nhiều cán bộ trong việc sử dụng xe công.

Hơn nữa, việc áp dụng mức khoán này còn phù hợp với định hướng là tiết kiệm trong sử dụng TSC, nhưng quan trọng hơn là thay đổi quan điểm về sử dụng dịch vụ công, mà cụ thể là xe đưa đón cán bộ, nay được chuyển sang hình thức khoán, vừa góp phần tiết kiệm, vừa thay đổi quan niệm: cứ dịch vụ công là nhà nước phải làm mà có thể chuyển sang hình thức tài chính, tức là thay bằng 1 khoản chi tiêu công.

Điểm đặc biệt nữa theo tôi, việc áp dụng khoán xe công sẽ là nền tảng để tiến tới xây dựng hàng loạt các cơ chế mở rộng cung cấp các dịch vụ công. Như trường hợp cụ thể này, rõ ràng cơ chế là, đơn vị khoán kinh phí cho những người được khoán, chứ không phải ai cũng được. Và thay vì sử dụng xe công như trước đây, thì người được khoán sử dụng phương tiện gì là việc của họ. Như vậy, nhà nước sẽ mở rộng được các hình thức cung cấp dịch vụ công.

Đây là bước đi thí điểm, thận trọng nhưng nó cho thấy là một bước chuyển rất lớn về tư duy. Ngoài ra, việc khoán xe công này còn định hướng cho việc tới đây sẽ mở rộng ra thêm các dịch vụ công khác trước yêu cầu là tiết kiệm cho NSNN.

Câu chuyện khoán xe công không chỉ đơn giản là khoán xe ở một cơ quan, đơn vị, tổ chức nào đó mà nó còn liên quan đến câu chuyện mua sắm, vì khi đã khoán rồi, số lượng xe công cũng có thể giảm bớt đi.

Chẳng hạn, trước đây một bộ có 3 thứ trưởng thì phải có 3 xe công tương tự với 3 chức danh này. Nhưng khi thực hiện khoán, số xe sẽ giảm đi chỉ cần 1-2 chiếc chỉ để phục vụ cho việc đi công tác thôi.

Theo tôi, đây chính là bước khởi đầu tạo nền tảng để thay đổi cách quản lý TSC theo hướng tiết kiệm, hiệu quả.

PV:Từ việc đi đầu khoán xe công của Bộ Tài chính, nếu mở rộng ra với tất cả các bộ ngành, theo ông nên thực hiện thế nào cho hiệu quả?

Ông Vũ Đình Ánh:Cái quan trọng nhất là tới đây, sau khi Bộ Tài chính thực hiện quyết định này trong một thời gian nhất định nên có đánh giá để làm sao hoàn thiện căn cứ đưa ra mức khoán. Ví dụ việc đưa ra mức khoán bằng khoảng cách từ nhà đến cơ quan gắn với giá cước taxi liệu đã hợp lý chưa hay còn phương án nào khác không. Các thách thức để mở rộng các dịch vụ công đưa đón cán bộ này sang các dịch vụ công khác thì sẽ nên làm như thế nào…?

Từ đánh giá này chúng ta mới chỉ ra các bước để mở rộng ra khỏi phạm vi Bộ Tài chính đối với dịch vụ công này.

Khái quát mà nói thì đây là việc gắn giữa cải cách chi tiêu công với cải cách quản lý và sử dụng TSC. Đây là một quyết định thoạt nhìn có vẻ không lớn, nhưng ý nghĩa đằng sau rất lớn. Vì vậy, phải có báo cáo, đánh giá, phân tích những mặt được và chưa được, lúc đó mới tiến tới mở rộng ra các bộ, ngành khác.

PV:Xin cảm ơn ông!

Vân Hà

最近更新