您的当前位置:首页 > World Cup > 【bóng đá trực tuyến bóng đá trực tuyến】Hoàn cảnh đặc biệt, bản lĩnh đặc biệt 正文

【bóng đá trực tuyến bóng đá trực tuyến】Hoàn cảnh đặc biệt, bản lĩnh đặc biệt

时间:2025-01-24 23:15:47 来源:网络整理 编辑:World Cup

核心提示

Nhà phao – một trong những giải pháp hữu ích trợ giúp bà con vùng lũ.Những ngày tới, Quốc hội sẽ tiế bóng đá trực tuyến bóng đá trực tuyến

Nhà phao – một trong những giải pháp hữu ích trợ giúp bà con vùng lũ.

Nhà phao – một trong những giải pháp hữu ích trợ giúp bà con vùng lũ.

Những ngày tới,àncảnhđặcbiệtbảnlĩnhđặcbiệbóng đá trực tuyến bóng đá trực tuyến Quốc hội sẽ tiến hành chất vấn về việc thực hiện lời hứa của Chính phủ trong cả nhiệm kỳ 2016 - 2020. Một nhiệm kỳ đặc biệt bởi sự bủa vây trùng trùng điệp điệp các thách thức. Có nhiều lời hứa Chính phủ đã đưa ra ở nghị trường 4 năm qua. Nhưng chỉ từ việc thực hiện lời hứa, “mọi người dân đều được hưởng thành quả của tăng trưởng, không để ai bị bỏ lại phía sau”, cũng có thể thấy Chính phủ đã thể hiện được bản lĩnh đặc biệt.

Không ai bị bỏ lại phía sau

Thực hiện lời hứa này, vào năm giữa nhiệm kỳ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đứng trước nghị trường kỳ họp tháng 11 năm 2018 để đếm từng người dân: “Dân số Việt Nam dự báo sẽ đạt 96.963.958 người vào đầu năm 2019. Tôi nói con số lẻ thế có nghĩa gì? Là để chúng ta hiểu và đặt sự lưu tâm của chúng ta đến từng người dân, không để bất kỳ ai bị bỏ sót hay cảm thấy bị bỏ sót”.

Trong cả nhiệm kỳ 2016 - 2020, lời hứa không để người dân nào bị bỏ sót trong quá trình phát triển, được thể hiện qua hàng loạt chính sách khoan thư sức dân. Miễn giảm thuế khóa trở thành chính sách bao trùm trong cả nhiệm kỳ này của Chính phủ. Cả nhiệm kỳ 2016 - 2020, tỷ lệ huy động thuế, phí so với GDP còn là 20,4%, trong khi giai đoạn 2006 - 2010 là 22,8% GDP.

“Dân số Việt Nam dự báo sẽ đạt 96.963.958 người vào đầu năm 2019. Tôi nói con số lẻ thế có nghĩa gì? Là để chúng ta hiểu và đặt sự lưu tâm của chúng ta đến từng người dân, không để bất kỳ ai bị bỏ sót hay cảm thấy bị bỏ sót”.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc

Ở lĩnh vực chiếm đến gần 70% dân số tham gia là nông nghiệp, trong 4 năm qua, pháp luật về thuế đã quy định ưu đãi ở mức cao nhất. Năm 2018, các loại thuế, phí trong nông nghiệp đã được rà soát bãi bỏ lên đến hàng trăm danh mục như: bãi bỏ như lệ phí cấp chứng nhận kết quả giám sát khử trùng vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật; như phí kiểm dịch trứng gia cầm các loại… Năm 2017, từ Nghị quyết số 75 của Chính phủ và Chỉ thị số 26 của Thủ tướng Chính phủ, yêu cầu giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp, hàng chục khoản phí cũng phải theo nhau giảm… Có những thời điểm chỉ trong vòng 3 tháng, từ tháng 4 đến tháng 7/2018, Chính phủ liên tiếp ban hành 4 nghị định tập trung vào các cơ chế chính sách ưu đãi về sử dụng, thuê đất đai, mặt bằng kinh doanh, ưu đãi về thuế… cho nông nghiệp.

Những ngày bão lũ tháng 10 năm 2020, một lần nữa, Chính phủ chứng minh được lời hứa này không phải là “hứa suông”. Ngay khi bão số 9 vừa đi qua, Chính phủ rà soát được khoảng 730 ngôi nhà sập hoàn toàn (chủ yếu tại Quảng Ngãi và Quảng Nam) và gần 177.000 ngôi nhà hư hỏng, chủ yếu là Quảng Ngãi với 140.000 nhà, còn lại là Quảng Nam. Bộ Tài chính lập tức có phương án hỗ trợ cho người dân bị sập nhà, hư hỏng nhà với mức hỗ trợ tối đa 40 triệu đồng đối với mỗi hộ bị sập nhà, 10 triệu với nhà bị tốc mái. Bộ Giao thông vận tải ứng 500 tỷ đồng dành cho khắc phục giao thông ở các địa phương bị ảnh hưởng bão lũ. Quân khu 5 cam kết sẽ chăm lo cho tất cả các cháu mất cha, mất mẹ trong vụ sạt lở núi ở Quảng Nam được ăn học đến nơi đến chốn…

“Gặp khó, có ngay Chính phủ”

Còn khi đại dịch Covid-19 đến vào đầu năm 2020, Chính phủ rà soát từng người dân có thể bị làn sóng dịch bệnh cuốn đi xa hơn trên con đường nghèo khó để cấp tập ra các chính sách hỗ trợ. Kể cả tình hình ngân sách ngày càng căng thẳng, lúc đầu dự báo thâm hụt 100 nghìn tỷ đồng và đến giờ thậm chí có thể tăng gấp đôi, Chính phủ vẫn không ngừng tăng hỗ trợ người dân, doanh nghiệp theo phương châm được gói gọn là, “hỗ trợ nền kinh tế, chia sẻ gánh nặng và khó khăn với người dân, giảm chi phí và áp lực tài chính ngắn hạn cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh”.

Không chỉ ban hành các chính sách khoan thư sức dân, Chính phủ còn trực tiếp “giải cứu” cho người dân mà như mô tả của đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé (Kiên Giang): “Cứ mỗi khi mất mùa, mất giá, gặp khó là có ngay Chính phủ”. Cũng từ các cuộc “giải cứu”, cả ngành nông nghiệp có được khí thế vùng lên chuyển dấu tăng trưởng từ âm (-) của năm 2016 sang dương (+) từ đó đến nay liên tục ở mức cao. Ngay cả giữa thời chao đảo vì đại dịch, tăng trưởng cả năm 2020 thậm chí còn cao hơn năm 2019 khi ước đạt khoảng 2,6% (năm 2019 tăng 2,01%).

Hàng năm, muộn nhất là vào 26 tết, Tổng cục Dự trữ Nhà nước hoàn thành 100% kế hoạch xuất cấp gạo hỗ trợ cho người dân vùng khó vùng bị thiên tai, bão lụt ăn tết.

Dù chỉ đảm bảo được số lượng 15kg/nhân khẩu/tháng, nhưng là nguồn động viên nhân dân vượt qua thời điểm khó khăn, đón chào một năm mới trong đầm ấm. Đó là chưa kể vào những lúc tình huống phát sinh như tháng 10 này, đã có tới 11,5 nghìn tấn gạo được xuất cấp ngay lập tức cho các tỉnh miền Trung.

Những ngày giáp tết, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đều đi thị sát các tỉnh, thành kiểm tra việc chuẩn bị tết cho dân. Bởi Thủ tướng lo: “Nếu các cấp chính quyền địa phương không thực sự sâu sát, trách nhiệm, thì sẽ còn những hộ dân không có mùa xuân, một bộ phận người dân có thể sẽ bị “bỏ quên” vì bệnh quan liêu, xa dân của chính quyền”.

“Nhiều người dân đều bảo chưa từng thấy thời kỳ nào mà Chính phủ cứu đói, xây nhà cho dân nghèo nhiều như thời kỳ này, đặc biệt mỗi khi thiên tai, dịch bệnh, là hối hả xuất cấp gạo, tiền cho dân. Phải chăng Chính phủ nhiệm kỳ này giàu hơn nhiệm kỳ trước, nên có nhiều hơn nguồn lực để lo cho dân?”, đó là câu hỏi mà Bộ trưởng Mai Tiến Dũng. Người phát ngôn của Chính phủ, đã nhận được trong dịp tết năm ngoái. Bộ trưởng Dũng trả lời: “Chính phủ thời kỳ nào cũng vậy, dù giàu dù nghèo, cũng luôn thực lòng quan tâm đến đời sống của nhân. Đó là cái tâm của những người làm lãnh đạo”.

Đoàn Trần