【tỷ lệ đặt cược】Chủ động từ phương án đến thực tiễn
(CMO) Trong năm nay, dù chưa phải chịu ảnh hưởng trực tiếp từ cơn bão nào nhưng trên địa bàn tỉnh đã có hơn 1.569 căn nhà bị thiệt hại. Con số này dấy lên lo ngại cho nhiều người, các cơ quan chức năng và người dân trong tỉnh nếu bão đổ bộ vào đất liền thì mức độ thiệt hại sẽ như thế nào?
Bao nhiêu nhà được kiên cố hoá, khả năng chống chịu được với gió giật cấp mấy? Bao nhiêu hộ phải di dời sơ tán nếu bão đổ bộ vào đất liền? Mức độ thiệt hại nhà sẽ ra sao?… Ðây là hàng loạt câu hỏi cần có lời giải đáp và giải pháp ứng phó kịp thời, hiệu quả trước xu hướng càng về giai đoạn cuối năm bão, áp thấp nhiệt đới (ATNÐ) càng dịch chuyển về khu vực phía Nam.
Khả năng chống chịu thấp
Sẽ khó có nhận định cụ thể bởi còn tuỳ thuộc vào cường độ bão, sức gió cũng như ý thức, sự hiểu biết và chủ động của người dân… Tuy nhiên, trước mắt toàn tỉnh đang có 41.680 người là đối tượng dễ bị tổn thương khi có thiên tai xảy ra, trong đó đặc biệt là 5.367 hộ nghèo và 5.546 hộ cận nghèo. Một con số cũng khiến không ít người lo ngại là hiện tại tỷ lệ nhà ở thiếu kiên cố trên địa bàn tỉnh chiếm đến 29,47%, đây là con số tương đối lớn.
Nhận định về tình hình thiên tai, ông Phan Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, cho biết, từ đây đến cuối năm, theo dự báo còn xuất hiện vài cơn bão và thậm chí trong tháng 1 của năm 2023 vẫn có khả năng xuất hiện bão và ATNÐ, do đó không thể chủ quan. Ðiều đáng mừng là qua công tác kiểm tra, rà soát, các xã đều chuẩn bị đầy đủ các phương án và biện pháp ứng phó theo từng loại hình, cấp độ rủi ro thiên tai.
Những năm gần đây, công tác phòng chống thiên tai (PCTT) được các cấp, các ngành quan tâm. Ðiều này thể hiện rõ nhất ở việc hàng loạt các kế hoạch ứng phó với các loại hình thiên tai đã được hoàn chỉnh. Ðồng thời, đã thành lập được đội xung kích đến tất cả các xã, phường, thị trấn và được tổ chức diễn tập từ cấp huyện cho đến cấp xã. Với sự nỗ lực đó, Cà Mau được các bộ, ngành Trung ương đánh giá là 1 trong 3 tỉnh đi đầu cả nước về công tác PCTT.
Tuy nhiên, khi nhìn vào con số hơn 35,9 tỷ đồng và hơn 1.569 căn nhà bị thiệt hại do thiên tai, mà chủ yếu chỉ là gió mạnh và lốc xoáy, đã khiến không ít người băn khoăn. Bởi lẽ, nếu so sánh với con số nhà bị sập và tốc mái tại các tỉnh miền Trung trong cơn bão khủng khiếp số 4 (Noru) cũng chỉ tương đương với con số này. Dẫu biết rằng mọi sự so sánh đều khập khiễng nhưng điều này phần nào cho thấy, kết cấu nhà ở cũng như năng lực trong PCTT trên địa bàn tỉnh vẫn còn hạn chế.
Mặc dù Cà Mau được Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) Trung ương đánh giá cao thông qua kết quả các đợt kiểm tra, nhưng ông Lê Văn Sử, Phó chủ tịch UBND tỉnh, cũng đã thẳng thắn chỉ ra rằng, đó là kết quả của các đợt kiểm tra theo kế hoạch. Còn bản thân ông đã cùng với nhiều đồng chí trong Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tổ chức nhiều đợt kiểm tra đột xuất tại một số địa phương thì kết quả không giống như khi kiểm tra lúc có kế hoạch, nhiều anh em chưa thật sự “thuộc bài”.
Chủ động xen ghép
Trước thực tế ấy, ông Lê Văn Sử cho biết thêm, thời gian tới tỉnh sẽ có một số chủ trương tập trung cho các vấn đề có nguy cơ bị thiệt hại khi có thiên tai, trong đó đặc biệt là nguy cơ nhà bị sập, tốc mái. Tinh thần chỉ đạo của tỉnh liên quan đến vấn đề này là công tác chằng chống nhà cửa là việc làm thường xuyên và phải được tiến hành ngay từ bây giờ, không phải đợi khi có bão mới tiến hành. Ðồng thời, tiến hành rà soát lại kế hoạch sắp xếp di dời dân cư khi có tình huống xảy ra thiên tai.
Chằng chống nhà cửa cần được xem là việc làm thường xuyên khi vào mùa mưa bão để giảm đến mức thấp nhất thiệt hại. (Trong ảnh: Diễn tập giải pháp chằng chống nhà cửa). |
Ðã qua, theo các phương án di dời, sơ tán dân cư khi có thiên tai, đa phần tập trung vào các nơi là các trụ sở tập trung với số lượng còn thấp. Do đó, theo Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử, hướng tới cần phải tính đến phương án xen ghép, tức tận dụng những nhà dân kiên cố trong di dời sơ tán dân nếu có thiên tai. Chỉ có giải pháp này mới có thể di dời, sơ tán dân được nhiều và nhanh để giảm thiệt hại khi có thiên tai, và các tỉnh miền Trung đã và đang áp dụng phương án này rất hiệu quả.
Những năm gần đây, tình hình thời tiết, khí tượng - thuỷ văn diễn biến thất thường và ngày càng phức tạp ảnh hưởng đến các tỉnh ÐBSCL nói chung, tỉnh Cà Mau nói riêng, gây thiệt hại rất lớn cho đời sống người dân và kinh tế của tỉnh. Trong các loại hình thiên tai thì ảnh hưởng của hoàn lưu bão và ATNÐ đang là loại hình thường xuyên xảy ra tại tỉnh. Bão, ATNÐ kéo theo mưa lớn, gió mạnh, sóng lớn và nước biển dâng gây thiệt hại về tính mạng, tài sản, công trình, sản xuất, ảnh hưởng đời sống người dân với cấp độ rủi ro mà loại hình thiên tai này mang lại có khả năng ở cấp độ cấp 3.
Với dự báo cũng như thực tế những năm gần đây, bão và ATNÐ là hiện tượng thiên tai gần như không thể tránh. Do đó, để giảm thiểu thiệt hại xuống thấp nhất, ngoài nỗ lực của các cơ quan chức năng thì chính người dân phải cần chủ động, chủ động cả trong việc theo dõi diễn biến thời tiết, thuỷ văn, lẫn chủ động tìm hiểu giải pháp thích ứng, nhất là trong việc chằng chống nhà cửa và chủ động trong việc tổ chức sản xuất…
Nguyễn Phú
-
Thời tiết 4 ngày nghỉ Quốc khánh 2/9: Miền Bắc nắng nóng, Nam Bộ mưa toSôi động ngày hội thanh niên công nhânChắp cánh ước mơ cho học trò nghèo hiếu họcGần 12 ngàn học sinh ở huyện Đồng Phú chưa tham gia bảo hiểm y tếTỷ giá hôm nay (6/1): Đồng USD trên thị trường “chợ đen” vẫn tiếp tục tăngĐiều kiện tuyển sinh đào tạo đại học hệ vừa học vừa làmPhụ huynh “còng lưng” vì các khoản thu ngoài quy địnhTết Độc lập, lại nhớ lớp học thời chiếnTop 7 thành phố đáng đầu tư bất động sản nhất châu ÂuNhững khó khăn và bất cập ở Trường mầm non Tân Hưng
下一篇:Công điện của Thủ tướng về việc tai nạn trong diễn tập tại Quân khu 7
- ·Khai mạc Phiên họp thứ 41 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
- ·Mức học phí mới trên địa bàn tỉnh
- ·Một góc nhìn về học sinh giỏi quốc gia năm 2017
- ·Lộc Ninh chung tay “Tiếp bước cho em đến trường”
- ·Nhiều tuyến đường miền núi phía Bắc sạt lở sau mưa lớn
- ·Bù Đăng triển khai 24 lớp chính trị hè
- ·Xét tuyển đại học đợt 1: Nỗi lo trúng tuyển “ảo”
- ·Đảm bảo trật tự ATGT trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2016
- ·Thời tiết Hà Nội 9.9: Mưa rào kèm giông kéo dài nhiều ngày
- ·THCS Tân Phú nhất cuộc thi giải Toán bằng tiếng Anh bậc THCS
- ·Lộc Ninh chung tay “Tiếp bước cho em đến trường”
- ·Chế độ đào tạo, học nghề, giải quyết việc làm khi xuất ngũ
- ·Tạm đình chỉ công tác cán bộ thuế đòi quăng ly nước vào mặt công an
- ·Kỳ thi THPT quốc gia 2016: Sẽ không thiếu chỗ ở cho thí sinh
- ·Cô giáo Điểu Thị Đào yêu nghề, mến trẻ
- ·Đồng Phú: Hưởng ứng Tuần lễ quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường
- ·Apple đang “gặp khó” với cảm biến dấu vân tay trên iPhone 8
- ·Khao khát cống hiến cho quê hương
- ·Để tết của sinh viên thêm ấm
- ·Công An Bù Đăng: Tuyên truyền Luật giao thông đường bộ đến học sinh
- ·Tin tặc hỏi thăm Bộ Tư lệnh không gian mạng Hàn Quốc
- ·Chế độ học bổng và khen thưởng đối với học sinh trường DTNT
- ·Bình Long: 1.048 học sinh học lớp phổ cập bơi lội
- ·Chế độ đào tạo, học nghề, giải quyết việc làm khi xuất ngũ
- ·Sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Chính sách cần gắn với thực tiễn
- ·Sáng tạo tập hợp đoàn viên thanh niên ở Tân Lập
- ·Tín dụng chờ bơm 2,5 triệu tỷ đồng năm 2025, nhu cầu vốn đến từ lĩnh vực nào?
- ·40% trường THPT có tổ CTXH vào năm 2020
- ·Liên hoan chia tay cuối cấp, nữ sinh lớp 12 chết đuối
- ·Thời gian tập sự đối với giáo viên, giảng viên
- ·Chung cư mini sai phạm: Không thể làm ngơ trước những cảnh báo từ sớm
- ·Một học sinh Đà Lạt giành giải nhất viết văn bằng tiếng Pháp
- ·Phước Long: Tập huấn kỹ năng công tác đoàn
- ·“Giữ đôi tay sạch vì thế hệ tương lai”
- ·Cử tri kiến nghị mở rộng quốc lộ, Bộ GTVT chưa bố trí được vốn
- ·Khó cấm học sinh đi xe phân khối lớn đến trường