【kèo lecce】Doanh nghiệp tư nhân chiếm đa số trong Top 500 Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam
Thiếu vắng doanh nghiệp tư nhân quy mô vừa | |
Covid-19 và khả năng phục hồi của khối doanh nghiệp tư nhân | |
Thủ tướng: “Quả đấm thép” có thể là doanh nghiệp tư nhân |
Danh sách Top 10 của Bảng xếp hạng FAST500 năm 2021. Nguồn Vietnam Report |
Trong bản báo cáo đánh giá Top 500 Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam năm 2021 của mình, Vietnam Report đã chỉ ra rằng, doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân luôn đóng vai trò là động lực tăng trưởng kinh tế của nước nhà.
Cụ thể, trong giai đoạn 2016-2019, tốc độ tăng trưởng doanh thu kép (CAGR) trung bình của Top 500 Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam (FAST500) đạt 28,2%, trong đó có sự đóng góp của 83,2% doanh nghiệp tư nhân. Riêng năm 2020, trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát và tác động xấu đến nền kinh tế, xét về khu vực kinh tế thì kinh tế tư nhân có mức CAGR trung bình lớn nhất, đạt 29,2%, trong khi khu vực DN FDI chỉ đạt 24,9% và khu vực DN nhà nước chỉ đạt 23%.
Với khả năng tạo ra khoảng 42% GDP, đóng góp 30% vào ngân sách nhà nước và thu hút khoảng 85% lực lượng lao động cả nước, khu vực kinh tế tư nhân đã cho thấy vai trò quan trọng như một “tấm đệm giảm sốc” cho nền kinh tế, giúp Việt Nam trở thành một trong số ít các quốc gia đạt tốc độ tăng trưởng dương với sự phục hồi nhanh chóng và đầy bứt phá hình chữ V, là quốc gia có nền kinh tế lớn thứ 4 trong khu vực Đông Nam Á.
Báo cáo của Vietnam Report cho biết, trải qua 11 năm công bố liên tiếp, Bảng xếp hạng ghi dấu những nỗ lực không ngừng nghỉ của doanh nghiệp FAST500 – Top 500 Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam. Đây là các doanh nghiệp năng động và tiêu biểu với những thành tích kinh doanh xuất sắc, vững vàng vượt qua giai đoạn khó khăn của nền kinh tế.
Đặc biệt, năm 2020, các DN này đã biết vượt qua các thách thức bên ngoài do dịch bệnh đem lại như: nhu cầu thị trường biến động; chi phí đầu vào tăng; bất ổn kinh tế - chính trị trên thế giới; thủ tục hành chính phức tạp và các rào cản đến từ bên trong doanh nghiệp như: tuyển dụng và giữ chân nhân sự; quản trị doanh nghiệp; thiếu thông tin về xu hướng thị trường và đối thủ cạnh tranh; quản lý tỷ lệ nợ để giữ vững tốc độ tăng trưởng đã có của các năm trước, trong đó, đáng ghi nhận có ngành Thực phẩm – Đồ uống, Cơ khí, Xây dựng, Dược, Bán lẻ.
Khi được hỏi về những yếu tố đóng góp nhiều nhất vào tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp trong năm vừa qua, 100% DN được hỏi cho biết là kịp thời đưa ra các biện pháp ứng phó khi dịch bùng phát, theo sau là mở rộng thị trường hiện có (59,1%), tận dụng lao động sẵn có có tay nghề với chi phí cạnh tranh (40,9%), phát triển các phân khúc thị trường mới (40,7%) và phát triển các dòng sản phẩm mới (27,3%).
Top 7 ngành tiềm năng trong ba năm tới. Nguồn Vietnam Report |
Đáng chú ý, trong bảng xếp hạng top 10 FAST500 năm 2021 vẫn ghi danh 2 cái tên đã được vinh danh trong năm 2020, đó là Công ty CP An Tiến Industries (xếp thứ nhất) và Công ty CP Cảng Quảng Ninh (xếp thứ nhì). Các vị trí tiếp theo có sự đổi ngôi nhưng vẫn ghi nhận những cái tên quen thuộc của khu vực kinh tế tư nhân như: Công ty CP Đầu tư phát triển thương mại Viễn Đông, Công ty CP Tập đoàn Sao Mai, Công ty CP cán thép Thái Trung, Công ty CP Kosy…
Để tiếp tục phát huy vai trò lực đẩy nền kinh tế của khu vực kinh tế năng động này, trong giai đoạn 2021-2030, Nhà nước cần tiếp tục tạo không gian phát triển, tạo cơ hội cho kinh tế tư nhân, đặc biệt doanh nghiệp tư nhân khai thác, sử dụng nguồn lực quốc gia phân bổ lại từ khu vực kinh tế tư nhân cho phát triển. Đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ vốn, giảm tối đa mức nắm giữ cổ phần nhà nước, triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp căn bản như: cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy tiêu dùng trong nước, cơ cấu lại các doanh nghiệp nhà nước, khắc phục điểm nghẽn hạ tầng, chủ động thu hút các dự án đầu tư nước ngoài trong xu hướng điều chỉnh chuỗi cung ứng toàn cầu.
Bên cạnh đó, các DN cũng xác định 6 ưu tiên chiến lược để vượt qua thách thức tăng trưởng trong thời gian này, đó là: xây dựng hệ thống quản trị rủi ro/Lên các kịch bản kinh doanh (81,8%); Tăng năng suất lao động (81,6%); Mở rộng sang các thị trường mới (68,2%);Cải thiện chất lượng đội ngũ quản lý (63,6%); Ứng dụng chuyển đổi số trong sản xuất kinh doanh (54,5%) và Cắt giảm chi phí (50,0%).
相关文章
Toàn cảnh vụ tai nạn giao thông làm 3 thành viên CLB HAGL tử vong
Chiều 13/8, Công an tỉnh Gia Lai đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can2025-01-09Viet Nam, Philippines forge stronger partnership
Viet Nam, Philippines forge stronger partnershipFebruary 21, 2017 - 11:002025-01-09US human rights report unfair: FM spokesman
US human rights report unfair: FM spokesmanMarch 14, 2017 - 09:002025-01-09PM hopes for enhanced cooperation with Morocco, Timor Leste
PM hopes for enhanced cooperation with Morocco, Timor LesteFebruary 21, 2017 - 09:002025-01-09Thời tiết Hà Nội 11/8: Nắng gián đoạn, mưa giông bất chợt vào trưa chiều
Dự báo thời tiết Hà Nộihôm nay (11/8), có mây, trời nắng giá2025-01-09Việt Nam’s role in UN and IPU praised
Việt Nam’s role in UN and IPU praisedFebruary 16, 2017 - 10:222025-01-09
最新评论