Bộc lộ nhiều bất cập
Quy hoạch chung xây dựng Khu Kinh tếHòn La,ạchchungxâydựngKhukinhtếHònLađãlỗithờicầnđiềuchỉtỷ số bóng đá ngày hôm nay tỉnh Quảng Bình đến năm 2030 được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 851 vào ngày 10/7/2012. Theo đó, Khu kinh tế Hòn La có diện tích khoảng 10.000 ha, được xác định là khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực, bao gồm công nghiệp - cảng biển - thương mại - dịch vụ - du lịch - đô thị và nông lâm ngư nghiệp, đồng thời là trung tâm kinh tế phía Bắc của tỉnh Quảng Bình.
Sau hơn 10 năm, Khu kinh tế Hòn La đã có nhiều quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết xây dựng khu chức năng đã được lập, phê duyệt. UBND tỉnh Quảng Bình đánh giá các quy hoạch này cơ bản đáp ứng yêu cầu quản lý, giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng và thu hút đầu tưvào khu kinh tế.
Cùng với đó, các công trình hạ tầng trong Khu kinh tế Hòn La cũng được đầu tư xây dựng. Cụ thể, tỉnh Quảng Bình đã bố trí 1.512 tỷ đồng (từ nguồn ngân sách Trung ương và địa phương) để xây dựng một số tuyến giao thông trục chính; hạ tầng kỹ thuật của Khu công nghiệp Cảng biển Hòn La; nhà máy xử lý nước thải; khu nghĩa địa phục vụ giải phóng mặt bằng Trung tâm Điện lực Quảng Trạch; khu tái định cư…
Đến tháng 3/2023, Khu kinh tế Hòn La đã thu hút được 68 dự ánvới tổng mức đầu tư đăng ký 106.900 tỷ đồng. Trong đó, nhiều dự án trọng điểm mang tính động lực như Trung tâm Điện lực Quảng Trạch, Cảng tổng hợp Quốc tế Hòn La, Kho xăng dầu DKC Hòn La, Khu du lịch nghĩ dưỡng Sunspa Vũng Chùa - Đảo Yến...
Tháng 9/2022, UBND tỉnh Quảng Bình đã trao quyết định chủ trương đầu tư Dự án Cảng tổng hợp quốc tế Hòn La với tổng mức đầu tư hơn 2.100 tỷ đồng. Nguồn: quangbinh.gov.vn |
Giá trị sản xuất công nghiệp từ năm 2012 - 2022 tại Khu kinh tế Hòn La đạt 29.026 tỷ đồng, giá trị hàng hóa xuất khẩu đạt 6.950 tỷ đồng, nộp ngân sách đạt 1.945 tỷ đồng.
Ông Trần Hải Châu, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Bình cho biết, Khu kinh tế Hòn La là khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực, có ý nghĩa địa - kinh tế - chính trị rất quan trọng, sẽ trở thành động lực phát triển của tỉnh, kết nối vùng Bắc Quảng Bình - Nam Hà Tĩnh.
Cũng theo ông Châu, Đồ án quy hoạch chung Khu kinh tế Hòn La được phê duyệt năm 2012 bước đầu giúp thay đổi diện mạo hạ tầng kỹ thuật khu vực Hòn La. Tuy nhiên, đến nay, quy hoạch đã bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế, chưa khơi thông được những tiềm năng phát triển sẵn có.
Một trong những bất cập này, theo UBND tỉnh Quảng Bình là việc dịch chuyển bến chuyên dụng nhập than phục vụ Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch từ khu bến Hòn La sang khu bến Mũi Độc đã làm thay đổi chức năng sử dụng đất khu Cảng Hòn La.
Bên cạnh đó, quy hoạch cỡ tàu khu bến Cảng Hòn La tiếp nhận hiện đang thấp (cảng tổng hợp với cỡ tàu 10.000 - 20.000 DWT), trong khi xu hướng hiện nay là cần sử dụng tàu lớn để tiết kiệm chi phí, điều này gây khó khăn khi thu hút các dự án đầu tư kinh doanh cảng.
Một bất cập cũng được nêu ra là quy hoạch một số khu chức năng trong Khu kinh tế Hòn La hiện không còn phù hợp với hiện trạng dân cư, thiếu tính khả thi. Cụ thể, quy hoạch đất phát triển công nghiệp tại xã Quảng Đông nhưng lại bao trùm lên một số khu tái định cư, khu dân cư hiện hữu đã hoàn chỉnh hạ tầng và người dân đã xây nhà sinh sống ổn định; quy hoạch phát triển đất ở về phía Tây Quốc lộ 1A lại gần các mỏ khai thác đá, khu nghĩa địa...
Không chỉ vậy, quy hoạch được phê duyệt trong năm 2012 chưa đảm bảo quỹ đất bố trí tái định cư gây khó khăn khi giải phóng mặt bằng phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng và dự án đầu tư; chưa bố trí quỹ đất cho dịch vụ logistics.
Đề xuất lấn biển tạo quỹ đất
So với Đồ án quy hoạch được duyệt năm 2012, UBND tỉnh Quảng Bình cho biết sẽ điều chỉnh tổng thể khu bến Hòn La và Khu bến Mũi Độc về năng lực tiếp nhận tàu, bố trí tổng mặt bằng, luồng tàu và bổ sung bến tàu khách quốc tế.
Về giao thông, tuyến đường ven biển được cập nhật trở thành trục giao thông trọng điểm thúc đầy phát triển kinh tế biển và liên kết khu vực, do vậy cần sắp xếp lại các khu chức năng phía Nam Khu kinh tế Hòn La để đảm bảo phù hợp quy mô, hướng tuyến của tuyến đường này
Ngoài ra, Khu kinh tế Hòn La sẽ được bổ sung cầu mới bắc qua sông Roòn, bổ sung các khu neo đậu, cảng cá và hậu cần cảng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực hai bên sông Roon. Và để khai thác lợi thế về vị trí địa lý và giao thông tại Khu kinh tế Hòn La, tỉnh Quảng Bình cũng sẽ bố trí các điểm dịch vụ logistic dọc hành lang quốc lộ 12A.
Một trong điều chỉnh đáng chú ý là tỉnh Quảng Bình đề xuất lấn biển, tạo quỹ đất phát triển dịch vụ, du lịch tại khu vực Quảng Đông và Quảng Phú, phát triển điện gió ngoài khơi theo chiến lược kinh tế biển.
Liên quan đất quy hoạch công nghiệp, Khu kinh tế Hòn La được điều chỉnh theo hướng giảm diện tích khu vực phía Bắc (xã Quảng Đông) và tăng diện tích khu vực phía Nam (xã Quảng Tùng, Quảng Hưng).
Lý giải về điều chỉnh này, UBND tỉnh Quảng Bình cho hay là các khu vực người dân sinh sống ổn định sẽ hạn chế di dời và đưa các khu vực còn quỹ đất có khả năng thuận lợi về giải phóng mặt bằng để bổ sung vào quy hoạch.
Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Bình đánh giá, việc điều chỉnh Đồ án quy hoạch là rất cần thiết, phù hợp yêu cầu thực tiễn, để Khu kinh tế Hòn La phát triển xứng với tiềm năng, lợi thế vốn có, tạo động lực mạnh mẽ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình.
Cảng Hòn La hứa hẹn sẽ là động lực phát triển phía Bắc tỉnh Quảng Bình trong tương lai. Nguồn PTSC |
Ông Phạm Tiến Duật, Phó Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế Quảng Bình thông tin thêm, HĐND tỉnh Quảng Bình đã có Nghị quyết thông qua Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Hòn La tỉnh Quảng Bình đến năm 2040, tỷ lệ 1/10.000 (vào ngày 24/3/2023). Đây là căn cứ để tỉnh Quảng Bình trong tháng 4/2023 sẽ gửi Bộ Xây dựng thẩm định để trình Thủ tướng phê duyệt.
Được biết, tổng mức đầu tư cho toàn bộ Khu Kinh tế Hòn La đến năm 2030 khoảng 156.661 tỷ đồng gồm 4.400 tỷ đồng vốn ngân sách và 152.261 tỷ đồng vốn khác. Trong đó, vốn ngân sách nhà nước sẽ được ưu tiên đầu tư cho các dự án hạ tầng như san nền, thoát nước mặt khoảng 1.500 tỷ đồng; giao thông 2.000 tỷ đồng.