Mười năm xảy ra nội chiến chưa một ngày Syria được bình yên,ẫnchưađượbd ltd phap khát khao hòa bình đã trở thành mong ước lớn nhất của người dân quốc gia Trung Đông này.
Mười năm nội chiến đã để lại tổn thất không hề nhỏ với Syria. Ảnh: Reuters
Mới đây, một vụ tấn công bằng rocket đã xảy ra ở làng al-Hamran của Syria, nơi có các xe chở dầu và các cơ sở sản xuất dầu ban đầu thuộc sở hữu của các lực lượng được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn. Vụ việc dẫn tới cháy nổ lớn, khiến một số thành viên của các nhóm vũ trang ủng hộ Thổ Nhĩ Kỳ và các công nhân bị thương.
Theo Hãng thông tấn Anadolu, Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố, vụ tấn công này xuất phát từ căn cứ không quân Kuweires của Syria ở khu vực Aleppo. Các quả rocket đã được bắn tới các thành phố Jarabulus và Al-Bab, hiện đang do Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát. Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ cũng thông báo với Nga về sự cần thiết phải ngăn chặn những vụ tấn công như vậy trong tương lai.
Tuần trước, một vụ tấn công tương tự cũng xảy ra tại khu vực trên khiến khoảng 200 xe chở dầu bốc cháy. Tờ Al Watan nêu rõ dầu mỏ bị đánh cắp đã được xử lý và được các nhóm do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn ở Syria bán. Thời gian gần đây, thường xuyên xảy các vụ tấn công nhằm vào các cơ sở khai thác dầu tại Aleppo làm nhiều người thương vong.
Còn nhớ, ngày 15-3-2011, xuất phát từ một cuộc biểu tình trong làn sóng Mùa xuân Arab, sau đó lan rộng ra thành nội chiến đẫm máu ở Syria. Sau đó, nội chiến Syria đã thu hút nhiều quốc gia tham chiến và biến thành một cuộc xung đột phức tạp liên quan đến các phần tử thánh chiến và nước ngoài. Đến nay, cuộc chiến ở Syria đã tròn 10 năm nhưng vẫn chưa có hồi kết. Hậu quả từ cuộc chiến này đã để lại những ảnh hưởng lâu dài đối với khu vực và trên thế giới. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, nội chiến ở Syria có hơn 387.000 người thiệt mạng và hàng triệu người phải ly hương, trong đó có khoảng 200.000 người mất tích.
Dân số Syria trước nội chiến là 22 triệu người, trong đó hơn 50% đã mất nhà cửa. Khoảng 6,6 triệu người hiện sống lưu vong ở nước ngoài với 70% đã mất nhà cửa trong hơn 5 năm qua. Nhiều người mắc kẹt tại Idlib, trở thành con mồi của phiến quân Hồi giáo và lực lượng nổi dậy. Người tị nạn Syria đổ đến các khu vực khác, dẫn đến nhiều vướng mắc chính trị tại châu Âu và Anh. Không những vậy, trên hành trình nhiều rủi ro đến vùng đất mới, rất nhiều người tị nạn đã tử vong.
Năm 2020, chỉ có 467.000 người Syria quay trở về nhà nhưng có 1,8 triệu người mới mất nơi ở. Điều này đồng nghĩa cứ có một người có thể trở về thì có tới 4 người chịu hoàn cảnh ngược lại. Tại Tây Bắc Syria, lũ lụt và bạo lực dẫn đến thêm 1 triệu người tha hương từ tháng 12-2019, đang phải sống trong điều kiện nhiều khó khăn. Phần lớn người tị nạn Syria tạm trú tại các quốc gia láng giềng trong khu vực như Thổ Nhĩ Kỳ, Lebanon, Jordan, Iraq và Ai Cập. Riêng tại Thổ Nhĩ Kỳ có tới 3,6 triệu người tị nạn Syria.
Mới đây, Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc (LHQ) Antonio Guterres nhấn mạnh, tình hình ở Syria “là một cơn ác mộng kinh hoàng”, đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế hỗ trợ nhân đạo cho nước này. Cũng theo Tổng Thư ký LHQ, khoảng một nửa số trẻ em Syria chưa bao giờ được sống một ngày mà không có chiến tranh và khoảng 60% người Syria có nguy cơ bị thiếu đói trong năm nay. Ông Antonio Guterres tiếp tục thúc giục Hội đồng Bảo an sớm đạt được sự đồng thuận trong vấn đề cứu trợ nhân đạo đối với Syria.
Mặc dù các tổ chức quốc tế, các quốc gia liên quan như LHQ, Mỹ, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Israel và Iran… đều đưa quân tham chiến tại quốc gia Trung Đông này, tuy nhiên, hy vọng về một giải pháp nhằm chấm dứt cuộc xung đột tại Syria vẫn còn rất mù mịt. Rất nhiều cuộc hòa đàm đã được tổ chức nhưng chưa bao giờ đem lại kết quả thực sự. Khát khao hòa bình lập lại là ước muốn lớn nhất của người dân Syria hiện nay.
HN tổng hợp