【tỷ số verona】Cơ chế Chia sẻ với các nhà đầu tư dự án PPP: Có gây rủi ro cho ngân sách?
Có ĐB cho rằng,ơchếChiasẻvớicácnhàđầutưdựánPPPCógâyrủirochongânsátỷ số verona nếu áp dụng cơ chế như trong dự thảo luật, nhà nước đã nhận rủi ro lớn về phía mình, gây rủi ro cho dự trữ ngoại hối và ngân sách.
Vi phạm nguyên tắc thị trường “lời ăn lỗ chịu”
Cơ chế chia sẻ rủi ro về doanh thu giữa nhà nước và nhà đầu tư quy định trong dự thảo luật nhận được nhiều ý kiến của các ĐBQH.
Hầu hết các ĐBQH đều đồng tình cần thiết phải có dự án luật để điều chỉnh phương án đầu tư theo hình thức PPP.
Theo dự thảo luật, Chính phủ đề xuất áp dụng cơ chế chia sẻ rủi ro như sau: Chính phủ cam kết chia sẻ với nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án không quá 50% phần hụt thu giữa doanh thu thực tế và doanh thu cam kết tại hợp đồng. Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án cam kết chia sẻ với Chính phủ không thấp hơn 50% phần tăng thu giữa doanh thu thực tế và doanh thu cam kết tại hợp đồng.
ĐB Hoàng Quang Hàm (Phú Thọ) cho rằng, quy định như dự thảo luật là bất hợp lý, vì cho phép khi doanh thu thực tế cao hơn hoặc thấp hơn phương án tài chính trong hợp đồng thì được tăng, giảm mức giá, phí sản phẩm dịch vụ hoặc rút ngắn, kéo dài thời hạn hợp đồng; đối với các công trình trọng điểm, nhà nước còn bù phần hụt thu hoặc được chia thêm phần tăng thu. “Quy định như vậy sẽ vô hiệu hóa toàn bộ kết quả đấu thầu vì giá trúng thầu thực chất là mức phí, thời gian thu bị điều chỉnh theo thực tế; bản chất là chuyển công trình đấu thầu thành chỉ định thầu và tạo lỗ hổng cho các nhà đầu tư bỏ giá thấp để trúng thầu; vi phạm nguyên tắc thị trường là lời ăn lỗ chịu”, ĐB Hoàng Quang Hàm thẳng thắn nói.
ĐB Vũ Thị Lưu Mai (Hà Nội) cho rằng, chia sẻ rủi ro sẽ tác động trực tiếp đến ngân sách nhà nước (NSNN), bởi theo quy định của dự thảo luật, các dự án được chia sẻ rủi ro là dự án quy mô lớn, trọng điểm.“Nếu nhà nước chia sẻ 50% thì chia sẻ dưới hình thức nào, nguồn ở đâu và khi tác động đến nợ công thì xử lý như thế nào. Dự thảo luật chưa đưa ra các căn cứ, tiêu chí để xác định rủi ro, chưa xác định cơ quan nào chịu trách nhiệm xác định rủi ro”, ĐB Vũ Thị Lưu Mai băn khoăn.
Theo ĐB Nguyễn Hữu Toàn (Lai Châu), mỗi dự án phản ánh mối quan hệ giữa hai bên (nhà nước và nhà đầu tư) trên cơ sở đôi bên cùng có lợi và cùng chia sẻ rủi ro. Tuy nhiên, nếu áp dụng cơ chế như trong dự thảo luật, thì nhà nước đã nhận rủi ro lớn về phía mình, gây rủi ro cho dự trữ ngoại hối và ngân sách.
Chính sách phải nhất quán, tạo niềm tin cho nhà đầu tư
Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những ý kiến đề nghị chính sách phải nhất quán, tạo niềm tin cho nhà đầu tư yên tâm đầu tư. Có ĐB đề nghị cần phải có cơ chế để đảm bảo lợi ích của cả nhà nước và nhà đầu tư.
Liên quan đến đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư, ĐB Đinh Văn Nhã (Phú Yên) cho rằng, nếu “quy định như rắc thính thả mồi” sẽ gây khó cho nhà đầu tư. Đối với một số ưu đãi cho nhà đầu tư như ưu đãi về thuế, đất… nếu cần thiết QH có thể ban hành nghị quyết hay 1 luật sửa nhiều luật để kịp thời hỗ trợ nhà đầu tư.
ĐB Vũ Thị Lưu Mai bày tỏ quan điểm: Nhà nước chỉ bồi thường, hỗ trợ trong trường hợp thay đổi cơ chế chính sách ảnh hưởng tới nhà đầu tư. Đây cũng là ý kiến của nhiều ĐBQH.
ĐB Hoàng Quang Hàm (Phú Thọ) đã dẫn chứng một số trường hợp nhà đầu tư phải chịu rủi ro khi thay đổi chính sách. Như trường hợp cầu BOT hoàn thành và thu phí, người dân phản đối nên phải cho xe ô tô dưới 9 chỗ qua cầu cũ, khánh thành thêm cầu mới, mở nút giao của đường cao tốc dẫn đến lưu lượng xe qua cầu BOT giảm lớn, phá vỡ phương án tài chính… “Đây là vấn đề luật phải xử lý để bảo đảm đúng cơ chế đấu thầu và nguyên tắc thị trường. Theo đó nhà nước phải bồi hoàn cho nhà đầu tư khi thay đổi chính sách, hoặc do các cơ quan của mình vi phạm, không phải lỗi của nhà đầu tư. Đồng thời trường hợp nhà đầu tư sai sót, vi phạm hoặc chi phối trái pháp luật để hưởng lợi thì phải có cơ chế thay đổi hợp đồng, bảo đảm lợi ích của nhà nước, người dân” - ĐB Hoàng Quang Hàm phân tích.
Theo ĐB Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp), cơ chế bảo lãnh của Chính phủ đáp ứng niềm tin của nhà đầu tư yên tâm không sợ mất vốn. Tuy nhiên, ĐB cho rằng, chỉ bảo lãnh các dự án thuộc thẩm quyền của Quốc hội và Chính phủ, không bảo lãnh tràn lan dự án nhằm đảm bảo an toàn nợ công, ổn định kinh tế vĩ mô. Nhà đầu tư cũng cần thận trọng đầu tư để tránh rủi ro. Cấp thẩm quyền phê duyệt dự án không có bảo lãnh của Chính phủ cũng cần thận trọng, chủ động nguồn vốn của mình khi tham gia dự án, không ỷ lại vào sự bảo lãnh của Chính phủ.
Giải trình làm rõ thêm về vấn đề này cuối phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, cần có cơ chế chia sẻ rủi ro với các nhà đầu tư thì họ mới yên tâm làm. Đây là cơ chế chia sẻ rủi ro không phải là cơ chế bảo lãnh, mục tiêu của nhà đầu tư là kinh doanh có lợi nhuận chứ không phải chờ nhận sự hỗ trợ của nhà nước. Cơ chế này không áp dụng tràn lan, chỉ một số ít dự án đặc biệt quan trọng mới được áp dụng khi có rủi ro.
“Việc ban hành một đạo luật đối với các dự án PPP là cần thiết, tuy nhiên, điều nhà đầu tư chân chính cần đó là môi trường cạnh tranh bình đẳng, chế độ chính sách ổn định, hợp lý; giảm thiểu chi phí không chính thức. Điều mà người dân cần đó là giảm gánh nặng về thuế, phí, giá. Điều mà nhà nước cần đó là giảm gánh nặng về ngân sách. Chỉ khi nào đảm bảo được các điều đó thì mới yên tâm bấm nút thông qua”. ĐB Vũ Lưu Mai (Hà Nội) |
Minh Anh