Trong những ngày qua liên tiếp xảy ra các vụ bạo lực học đường,Đểtrẻemkhôngcònđơnđộlịch bđ hôm nay xâm hại trẻ khiến dư luận vô cùng phẫn nộ. Đáng báo động là số vụ bạo lực học đường và dâm ô trẻ em ngày càng tăng với mức độ vi phạm dã man, tinh vi hơn…
Ảnh minh họa
Phần chìm của tảng băng ngày càng phát lộ
Theo thống kê năm 2018, toàn quốc phát hiện khoảng 2.000 vụ bạo lực học đường, trong đó hơn 53% số vụ xảy ra tại trường học. Cứ 4 em gái hoặc 6 em trai thì có 1 bé từng là nạn nhân của xâm hại tình dục. Thực trạng này đã và đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý của trẻ. Các hành vi bạo lực học đường, dâm ô trẻ em cần được xử lý nghiêm minh, nếu không sẽ gây bất an cho thế hệ trẻ và cộng đồng xã hội.
Ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục trẻ em, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cảnh báo: “Số cuộc gọi tố cáo xâm hại, bạo lực trẻ em tăng lên rất nhanh. Trong thời gian tới phần chìm của tảng băng bạo lực học đường, xâm hại trẻ em ngày càng lộ rõ hơn, chúng ta nên chuẩn bị tâm thế”.
Đại tá Phạm Mạnh Thường, Phó cục trưởng Cục Hình sự, Bộ Công an cũng cho biết: Riêng thống kê của ngành công an, trong quý I năm nay đã có 310 vụ bạo lực học đường, chủ yếu là học sinh ở lứa tuổi THCS và THPT. Để ngăn chặn bạo lực học đường, không chỉ tuyên truyền, mà cần có các biện pháp, như lắp camera tại các lớp học...
Phân tích nguyên nhân khiến tình trạng bạo lực học đường, dâm ô trẻ em ngày càng phức tạp, nhiều chuyên gia cho rằng, vấn đề mấu chốt nằm ở nhận thức, giá trị sống và sự tuân thủ pháp luật của người vi phạm. Thực tế, ngay cả người hiểu rõ luật pháp vẫn có hành vi xâm hại, gây tổn thương đến người khác.
Để ngăn chặn tình trạng trên cần cấp bách quan tâm tới vấn đề tâm lý học đường và dạy kỹ năng phòng ngừa, kỹ năng lên tiếng cho học sinh có nguy cơ là nạn nhân của bạo lực, chứ không chỉ truyền thụ kiến thức. Đó là những vấn đề ngành giáo dục cần phải ưu tiên triển khai và phải có chiến lược, kế hoạch lâu dài…
Chung tay để trẻ em không còn đơn độc
Theo các chuyên gia giáo dục, chuyên gia tâm lý, điều quan trọng nhất vẫn là sự đồng loạt lên tiếng khi phát hiện cái ác và trang bị kiến thức, kỹ năng để trẻ nhận biết rủi ro, xử lý tình huống. Cần phải có sự chung tay của rất nhiều cơ quan trong quá trình lâu dài để tạo nên “hệ sinh thái” bảo vệ trẻ em.
Là một người từng làm việc tại nhiều tập đoàn giáo dục, ông Travis Stewart, Phó Tổng giám đốc công ty cổ phần Anh ngữ APax English, chia sẻ vài biện pháp nhằm ngăn chặn bạo lực học đường: “Giáo dục trẻ em phải bao gồm nhiều thành phần như gia đình, nhà trường và xã hội. Điều quan trọng là hướng dẫn họ để họ làm việc với nhau và cùng bảo vệ trẻ em. Ở trung tâm APax chúng tôi có chương trình dạy trẻ 7 tính cách để thành công như: lòng biết ơn, khả năng tự chủ và kiểm soát bản thân... Ngoài ra, còn có chương trình khác như cung cấp các công cụ để học sinh làm chủ bản thân, sự thấu cảm về các vấn đề xã hội. Với kinh nghiệm từ Canada, Hàn Quốc và Mỹ thì giải pháp là chúng ta nên tập trung vào vấn đề giáo dục tính cách cho trẻ em”.
Ông Đặng Hoa Nam cho rằng: “Thứ nhất, các em đến trường phải được học về pháp lý, bài học này là một phần của những bài học về công dân. Thứ hai, các em cần được dạy về đạo lý. Xã hội đang bị khủng hoảng đạo đức. Chúng ta cần phải có những bài học tôn vinh cái đẹp, lòng nhân ái. Thứ ba, trẻ đến trường phải được chăm sóc tâm lý học đường. Cuối cùng, chúng ta phải sử dụng kỷ luật tích cực, kỷ luật không bạo lực. Đề nghị ngành giáo dục phải triển khai ngay và các trường sư phạm phải áp dụng. Đây là chìa khóa của mọi giải pháp”.
Mới đây, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu các cơ quan chức năng trong năm 2019 tập trung tăng cường phòng, chống bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em. Theo đó, Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành tiếp tục rà soát, xây dựng, sửa đổi, bổ sung các chính sách bảo đảm quyền trẻ em phù hợp với quy định của Luật Trẻ em; tăng cường thực hiện các chính sách đã ban hành; phối hợp hiệu quả trong xử lý các vụ việc vi phạm quyền trẻ em, bảo đảm kịp thời, nghiêm minh, hỗ trợ tốt nhất cho trẻ em; phân công cơ quan, đơn vị đầu mối chịu trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết, thông tin khi xảy ra vụ việc vi phạm quyền trẻ em./.