【tỷ số vô địch pháp】Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp

时间:2025-01-10 23:43:44来源:88Point 作者:Nhà cái uy tín

Đội ngũ nhà giáo đóng vai trò then chốt

Theảiphápnângcaochấtlượnggiáodụcnghềnghiệtỷ số vô địch phápo số liệu từ Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, hiện cả nước có 1.909 cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN), trong đó có 399 trường cao đẳng, 458 trường trung cấp và 1.052 trung tâm với gần 84.000 giảng viên, giáo viên dạy nghề. Trong đó, có 37.235 giảng viên cao đẳng, 13.295 giáo viên trung cấp và 33.429 nhà giáo tại các trung tâm GDNN và các cơ sở khác có tham gia hoạt động GDNN. Hầu hết, đội ngũ nhà giáo đạt chuẩn về nghiệp vụ sư phạm, trình độ đào tạo, chức danh nghề theo quy định (trong đó 31,7% có trình độ trên đại học, 60,1% có trình độ đại học, cao đẳng hoặc cao đẳng nghề và 8,2% có trình độ trung cấp chuyên nghiệp hoặc trung cấp nghề). Khoảng 70% nhà giáo đạt chuẩn trình độ kỹ năng nghề để dạy thực hành.

Là lực lượng trực tiếp tham gia vào công tác nghiên cứu, giảng dạy, rèn luyện học sinh, sinh viên, vì thế cần phải tăng cường nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giảng dạy.

Thực tế, trong những năm qua, lực lượng giảng viên, giáo viên dạy nghề phát triển nhanh về số lượng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ kỹ năng nghề, từng bước được chuẩn hóa, đáp ứng với yêu cầu của từng giai đoạn phát triển.

Bên cạnh những cơ sở GDNN bảo đảm tốt về chất lượng đào tạo, vẫn còn tồn tại những cơ sở thiếu hụt đội ngũ giảng dạy có trình độ kỹ năng nghề cao, đặc biệt ở các ngành nghề chuyển giao cấp độ quốc tế, khu vực ASEAN. Ngoài ra, năng lực quản lý, quản trị và trình độ đào tạo của nhiều cán bộ trong các trường trung cấp, trung tâm GDNN còn bất cập, chưa chuyên nghiệp, chưa thích ứng với sự thay đổi của khoa học - công nghệ và xu hướng hội nhập quốc tế.

Bà Nguyễn Thị Ánh - Giảng viên của trường Cao đẳng cơ khí Nông nghiệp Việt Nam cho biết, việc phát triển nhanh GDNN đòi hỏi công tác phát triển đội ngũ nhà giáo, nghệ nhân, chuyên gia, người dạy nghề và cán bộ quản lý trong GDNN cũng phải phát triển theo. Điều này góp phần đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường lao động, của người dân và yêu cầu ngày càng cao về số lượng, cơ cấu, chất lượng nhân lực có kỹ năng nghề cho phát triển đất nước trong từng giai đoạn. Vấn đề này được xác định là giải pháp đột phá trong Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030 định hướng tới năm 2045.

Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp
Chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo gắn với kinh nghiệm và năng lực trong kỷ nguyên số là điều cốt lõi để phát triển giáo dục nghề nghiệp. Ảnh: Quang Anh

Nhiều giải pháp nâng cao chất lượng nhà giáo

Để phát huy vai trò đội ngũ nhà giáo GDNN, nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực trong các trường cao đẳng, thực hiện hiệu quả Chiến lược phát triển GDNN giai đoạn 2021-2030, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp.

Theo đó việc phát triển đội ngũ nhà giáo GDNN không chỉ đơn thuần là giáo dục để trang bị những kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp cho người học mà cần tập trung đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo có trình độ kỹ năng nghề thành thạo. Các nhà trường phải trang thiết bị dạy nghề, đào tạo nghề hiện đại phục vụ rèn luyện tay nghề cho học sinh, sinh viên trong các nhà trường cao đẳng.

Đồng thời, hoàn thiện các chuẩn và chuẩn hóa nhà giáo, chú trọng kinh nghiệm thực tiễn và năng lực nghề nghiệp trong kỷ nguyên số, phương pháp dạy học hiện đại, tích hợp các kỹ năng cốt lõi mà thế kỷ 21 đòi hỏi cùng kỹ năng mềm, kỹ năng số, thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp; xây dựng và triển khai cơ chế định kỳ thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm cho nhà giáo.

Theo ông Trương Anh Dũng - Tổng cục trưởng Tổng cục GDNN, để nâng cao chất lượng GDNN, ngoài các yếu tố như đầu vào, chương trình đào tạo, cơ sở vật chất trang thiết bị, quản trị nhà trường thì đội ngũ nhà giáo đóng vai trò then chốt, quyết định.

Nhận thức được điều này, trong chiến lược phát triển dạy nghề với 9 giải pháp, thì giải pháp phát triển đội ngũ nhà giáo đóng vai trò trọng tâm. Theo đó, đội ngũ nhà giáo GDNN cần được sắp xếp lại theo hướng tăng quy mô, có cơ cấu cân đối và đặc biệt là nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo.

Ông Trương Anh Dũng cho biết, trong thời gian qua Tổng cục GDNN đã triển khai nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng giảng viên trong các cơ sở GDNN.

Theo đó, Tổng cục GDNN huy động các nguồn lực hỗ trợ, giúp đỡ về việc đổi mới phương pháp giảng dạy trong các cơ sở GDNN theo phương pháp tiếp cận năng lực. Thời gian tới, tổng cục sẽ tích cực phối hợp với các ban ngành chức năng, các cơ sở đào tạo để đẩy mạnh đổi mới chương trình, phương pháp đào tạo, cập nhật những kỹ năng mới cho giáo viên, sinh viên nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực, đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Đồng quan điểm với ông Dũng, nhiều chuyên gia về lĩnh vực GDNN cho rằng, cần đẩy mạnh việc đổi mới, nâng cao chất lượng, đa dạng hóa các chương trình, phương thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho nhà giáo tại các cơ sở GDNN. Đặc biệt là nhà giáo giảng dạy các ngành, nghề trọng điểm cấp độ ASEAN, quốc tế. Thực hiện công nhận kỹ năng, trình độ đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ ở ngành nghề khác chuyển sang làm giáo viên, giảng viên trong các trường cao đẳng. Phát triển mạnh đội ngũ nghệ nhân, chuyên gia, người dạy nghề đủ năng lực tham gia đào tạo. Triển khai hiệu quả các cộng đồng, mạng lưới kết nối đội ngũ nhà giáo, nghệ nhân, chuyên gia và người dạy nghề trong các cơ sở GDNN. Thực hiện liên kết, liên thông trong đào tạo... nhằm đào tạo và cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực có chất lượng, góp phần hoàn thành sứ mệnh đào tạo đạt chuẩn, đào tạo gắn với nhu cầu của doanh nghiệp.

Thêm một giải pháp rất quan trọng nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực trong các trường cao đẳng, GDNN đó là cần chuẩn hóa đội ngũ cán bộ quản lý tại các cơ sở GDNN theo hướng chú trọng kỹ năng quản lý - quản trị hiện đại, đổi mới sáng tạo, kỹ năng số, trình độ ngoại ngữ.

相关内容
推荐内容