| ADB: Bất chấp Covid-19,ăngtrưởngtíndụngsẽcảithiệnkhidoanhnghiệpphụchồadelaide utd – ws wanderers GDP của Việt Nam vẫn sẽ đạt 6,7% | | Kinh tế xu hướng phục hồi thúc đẩy thu ngân sách đầu năm | | Chiến lược phát triển hệ thống thuế giai đoạn 2021-2030: Hướng tới những mục tiêu cao về Chính phủ số, kinh tế số | | Đến 16/4, tín dụng “bơm” ra nền kinh tế tăng 3,34% |
Theo báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á 2021 vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố, các động lực tăng trưởng sẽ là công nghiệp, đặc biệt là ngành công nghiệp chế biến chế tạo định hướng xuất khẩu, đầu tư gia tăng và thương mại mở rộng. Phân tích kĩ hơn về những động lực tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong thời gian tới, ông Nguyễn Minh Cường, chuyên gia kinh tế trưởng ADB cho biết, ADB dự báo công nghiệp sẽ tăng 9,5% trong năm 2021, đóng góp 3,5% vào tăng trưởng GDP. Khu vực này có bước khởi động mạnh mẽ ngay trong quý 1/2021, tăng 6,3% so với 3 tháng đầu năm 2020. Các doanh nghiệp nước ngoài và trong nước mới được dự báo sẽ thành lập nhờ có vắc xin Covid-19 tạo thuận lợi cho việc đi lại trong nước cũng như cho các nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam. Sự phục hồi của các đối tác thương mại lớn sẽ làm tăng nhu cầu sản xuất hàng xuất khẩu. Và sẽ tăng nhanh khi chính phủ tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án hạ tầng lớn trong năm 2021 và lãi suất thấp kích thích hoạt động xây dựng bất động sản. Khu vực dịch vụ được dự báo sẽ phục hồi tăng trưởng ở mức 6,0% trong năm 2021, đóng góp 2,3% vào tăng trưởng GDP. Tăng trưởng khu vực dịch vụ đến từ tiến trình chuyển đổi số, tăng chi tiêu vào vắc xin Covid-19, niềm tin kinh doanh cải thiện và mặt bằng lãi suất thấp. | Việc giảm bớt các rào cản quy định về kinh doanh được kỳ vọng sẽ thúc đẩy việc thu hút đầu tư nước ngoài. Ảnh minh họa: Internet. |
Theo ông Nguyễn Minh Cường, đầu tư gia tăng sẽ là một động lực tăng trưởng then chốt trong năm nay và năm sau. Thành công của Việt Nam trong việc kiểm soát Covid-19 và Luật Đầu tư được ban hành tháng 1/2021 giảm bớt các rào cản quy định về kinh doanh được kỳ vọng sẽ thúc đẩy việc thu hút đầu tư nước ngoài. Tăng trưởng tổng vốn đầu tư toàn xã hội sẽ tiếp tục được đẩy mạnh nhờ đầu tư tư nhân, vốn đã tăng đáng kể, với yếu tố xúc tác là mặt bằng lãi suất thấp và chi tiêu công tăng. “Đáng chú ý, tăng trưởng tín dụng sẽ cải thiện trong năm 2021, được hỗ trợ bởi các đợt cắt giảm lãi suất trong năm 2020 và nhu cầu tín dụng của doanh nghiệp phục hồi. Sự gia tăng trên thị trường chứng khoán và bất động sản từ cuối quý 1/2021, dự báo tỉ lệ nợ xấu tăng khi đại dịch qua đi và lạm phát tăng nhẹ trong năm 2020 mặc dù tăng trưởng giảm – tất cả những yếu tố này đều không ủng hộ cho việc tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ trong những tháng tới”, ông Nguyễn Minh Cường nhấn mạnh. Báo cáo của ADB cũng cho rằng, tiêu dùng cá nhân dự báo sẽ phục hồi song song với đầu tư tư nhân và lạm phát thấp. Bán lẻ tăng 5,1% trong quý 1/2021, cho thấy niềm tin của người tiêu dùng đã phục hồi. Lòng tin của doanh nghiệp gia tăng, phản ánh qua kết quả điều tra doanh nghiệp tháng 12/2020 trong đó 80% doanh nghiệp được điều tra dự báo tình hình kinh doanh trong năm 2021 sẽ khá hơn hoặc giữ ổn định. Lạm phát trong quý 1/2021 giảm xuống mức thấp nhất từ năm 2016 do chi phí vận tải giảm và nhu cầu yếu. Nhưng giá dầu thế giới đang tăng trong xu hướng kinh tế toàn cầu phục hồi và tiêu dùng trong nước cũng tăng dự báo sẽ làm cho lạm phát tăng lên 3,8% trong năm nay và 4% trong năm 2022. Nhìn nhận về động lực tăng trưởng trong những quý tiếp theo, PGS. TS Phạm Thế Anh, Kinh tế trưởng của Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) cho rằng, động lực tăng trưởng trong quý tiếp theo vẫn là XK, đầu tư công còn các lĩnh vực khác chưa thể phục hồi ngay được với tình hình hiện nay mà sẽ được cải thiện dần dần. Có thể tăng trưởng của Việt Nam trong quý 2, quý 3 sẽ đạt mức cao hơn quý 1 vì lý do rất đơn giản, quý 2, quý 3 năm ngoái, kinh tế Việt Nam bị phong tỏa, các hoạt động thương mại, kinh tế, đầu tư bị gián đoạn trong khi năm nay có nhiều tín hiệu tích cực hơn. |